Ngày 17.8 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã cấp phép cho 7 loại cây trồng biến đổi gien, gồm 3 ngô, 2 đậu nành, 1 cải dầu và 1 bông, đồng thời tiếp tục gia hạn giấy phép cho 3 loại khác gồm 2 ngô và 1 cải dầu để dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

EU cấp phép thêm 10 loại cây trồng biến đổi gien làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

Tin và ảnh: Tuyết Nhung | 23/08/2021, 15:38

Ngày 17.8 vừa qua, Ủy ban châu Âu (EC) đã cấp phép cho 7 loại cây trồng biến đổi gien, gồm 3 ngô, 2 đậu nành, 1 cải dầu và 1 bông, đồng thời tiếp tục gia hạn giấy phép cho 3 loại khác gồm 2 ngô và 1 cải dầu để dùng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi.

hinh-anh.png
EU cấp phép thêm 10 cây trồng biến đổi gien làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi

Theo EC, tất cả các cây trồng biến đổi gien này đều đã trải qua một quy trình cấp phép toàn diện và nghiêm ngặt, bao gồm cả đánh giá khoa học của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu.

Tuy nhiên, các quyết định cho phép không bao gồm việc canh tác do không đạt đủ số lượng tiêu chuẩn của các quốc gia thành viên.

Quyết định này của Ủy ban châu Âu được đưa ra sau trình tự cấp phép được công nhận và phù hợp với các góp ý dựa trên cơ sở khoa học mà ủy ban đã nhận được.

Giấy phép được ban hành cho các sự kiện cây trồng biến đổi gien để sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi sẽ có hiệu lực trong 10 năm và tuân theo các quy tắc ghi nhãn và truy xuất nguồn gốc nghiêm ngặt của EU.

EU quy định rõ: Nếu cây trồng biến đổi gien được sử dụng trong thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi mà không cần trồng trọt thì chỉ cần đăng ký cho mục đích thực phẩm và thức ăn chăn nuôi là đủ.

Nếu cây trồng biến đổi gien được sử dụng trong thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi và được trồng trọt ở EU thì các công ty cần áp dụng cả mục đích trồng trọt và thực phẩm, thức ăn chăn nuôi theo cùng một quy định.

Trong khi đó, nếu cây trồng biến đổi gien không được sử dụng làm thực phẩm hoặc thức ăn chăn nuôi thì chỉ cần xin cấp phép trồng trọt là đủ.

Trước đó đã có gần 100 sự kiện cây trồng biến đổi gien được cấp phép sử dụng làm thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, chủ yếu tập trung trên hai cây trồng chính là ngô và đậu tương. Ngoài ra còn có các cây trồng như: bông, cải dầu...

Châu Âu hiện là thị trường tiêu thụ các sản phẩm biến đổi gien lớn trên thế giới. Mỗi năm, khu vực này nhập khẩu khoảng 30 triệu tấn đậu tương (trong đó 95% là thành phần biến đổi gien), 20 triệu tấn ngô (với 25% là thành phần biến đổi gien) và 5 triệu tấn dầu hạt cải (25% là thành phần biến đổi gien) từ Argentina, Brazil và Mỹ để làm thức ăn chăn nuôi.

Bài liên quan
Loài mực biến đổi gen đầu tiên trên thế giới
Các nhà nghiên cứu tại Phòng thí nghiệm sinh học biển (MBL) ở Woods Hole, Massachusetts (Mỹ) đã vô hiệu hóa thành công gen sắc tố ở loài mực có tên Doryteuthis pealeii, khiến con non mới nở gần như trong suốt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
EU cấp phép thêm 10 loại cây trồng biến đổi gien làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi