Theo GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam và quốc tế , muốn sản xuất lớn phải có diện tích đất đai lớn, nếu hạn điền như hiện nay thì không thể nào làm lớn được. Chỉ khi sản xuất lớn mới cơ giới hóa được, mới nâng cao năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

GS Võ Tòng Xuân: ‘Cho phép tích tụ ruộng đất thì cần phải sửa Luật Đất đai’

Trí Lâm | 14/09/2016, 05:42

Theo GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia hàng đầu về nông nghiệp Việt Nam và quốc tế , muốn sản xuất lớn phải có diện tích đất đai lớn, nếu hạn điền như hiện nay thì không thể nào làm lớn được. Chỉ khi sản xuất lớn mới cơ giới hóa được, mới nâng cao năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đất manh mún thì dân không khá giả

Phát biểu kết luận hội nghị “Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới” mới đây tại Hà Nội, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình cho rằng: “Mô hình kinh tế hộ là tự cung tự cấp, lo cái ăn cho gia đình, cho nhu cầu trong nước. Giờ sứ mệnh lịch sử đã xong. Chúng ta phải sản xuất hàng hóa lớn để tham gia vào thị trường và chuỗi giá trị toàn cầu. Mục tiêu đã khác, quan hệ cũng đã khác”. Điều này đã nhận được sự đồng tình của các chuyên gia, doanh nghiệp và hầu hết đều cho rằngmuốn nông nghiệp Việt Nam phát triển trong bối cảnh hiện nay, cần phải tích tụ ruộng đất.

Trao đổi với báo điện tử Một Thế Giới, GS Võ Tòng Xuân cho rằngmột trong những nguyên nhân khiến năng suất,chất lượng sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam thấp là quá manh mún, không sản xuất lớn được. Người dân cũng cần có đất canh tác, nhưng dân có đất manh mún thì chính người dân cũng không khá giả được. Hơn nữa, đất manh mún mà nhất lại trồng lúa thì hiện nay cũng không giúp gì được nhiều cho nông dân.

Theo GSXuân, nhà nước muốn sản xuất lớn, nhưng sản xuất lớn phải có diện tích lớn, nếu hạn điền như hiện nay thì không thể nào làm lớn được. Mà chỉ khi sản xuất lớn mới cơ giới hóa được, mới nâng cao năng suất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm.Qua đó, nông nghiệp Việt Nam mới có được thương hiệu, mới có được những sản phẩm thống nhất, đặc trưng và thúc đẩy công nghiệp hóa nông nghiệp, nâng cao đời sống của người nông dân.

“Giới chuyên gia cũng đã nhiều lần kiến nghị về vấn đề này, nếu đề xuất của Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình được Bộ Chính trị, Ban Bí thư thông qua thì hết sức vui mừng” – ông Võ Tòng Xuân nói.

Theo đó, ông Xuân cho rằng cần phải sửa đổi lại Luật Đất đai, xóa bỏ hạn điền để nhà đầu tư có thể tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn. Ở nhiều nước trên thế giới có quỹ đất lớn, quy mô một hộ nông dân của họ có tới hàng trăm, hàng nghìn hecta. Những quốc gia có quỹ đất nhỏ hơn thì cũng có vài hecta, thậm chí hàng chục hecta. Trong khi đó, Việt Nam chỉ có khoảng nửa hecta, thậm chí lại phân bố ở nhiều nơi khác nhau chứ không liền mạch.

“Trong thời kỳ hậu an ninh lương thực thì đất đai phải là hàng hóa để cho các nhà đầu tư tới đầu tư và nông dân có quyền bán cho các nhà đầu tư theo giá thỏa thuận” – ông Xuân nhấn mạnh.

Cùng quan điểm này, ông Lê Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Công ty Mía đường Lam Sơn (Thanh Hóa) cho rằngLuật Đất đai hiện nay đang là rào cản lớn đối với doanh nghiệp muốn đầu tư vào nông nghiệp.

“Lý do là đất đai hoàn toàn là sở hữu công, nông dân không có quyền chuyển đổi, bán… Vì vậy, doanh nghiệp rất khó để tích tụ ruộng đất để sản xuất lớn. Do vậy, để giải quyết được vấn đề này, phải sửa đổi từ Luật Đất đai” – ông Tam nói.

Cần quan tâm đến nông dân

Theo GS Võ Tòng Xuân, Nhà nước cần phải hoàn thiện luật, tích tụ ruộng đất để sản xuất chứ không phải đầu cơ, tích trữ, lạm dụng quyền sở hữu, sử dụng đất. Theo đó, cần phải cấm tích tụ ruộng đất theo kiểu bắt bí, ép buộc để mua rẻ đất, lập dự án treo, phân lô bán nhằm làm giàu bất chính vì lợi ích của một nhóm người nào đó.

Đồng thời, tích tụ ruộng đất cần thiết phải quan tâm đến đời sống của người nông dân. Các nhà đầu tư có thể nhận người nông dân bán đất cho mình vào làm để cả đôi bên cùng có lợi. Sản xuất lớn chủ yếu là cơ giới hóa những cũng có nhiều công đoạn cần lao động thủ công.

Ngoài ra, đối với những lao động dôi dư, những người không muốn sản xuất nông nghiệp thì Nhà nước cần có chính sách, kế hoạch thích hợp.

Ông Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng: “Phải tích tụ được ruộng đất mà vẫn bảo đảm được quyền lợi của người nông dân. Chúng ta đã có nhiều mô hình thành công, do đó cần tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp. Phải bảo đảm chủ trương, chính sách để tích tụ ruộng đất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Muốn khuyến khích doanh nghiệp đầu tư làm nông nghiệp thì chỉ có hai cách: tích tụ ruộng đất và đẩy mạnh kinh tế hợp tác, kinh tế tập thể trong nông nghiệp”.

“Nếu có cơ chế hợp lý thì doanh nghiệp sẽ đầu tư vào nông nghiệp ngay, từ đó mới có công nghệ, liên kết sản xuất theo chuỗi, thương hiệu và sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nâng cao được sức cạnh tranh, giá trị gia tăng và phát triển bền vững nền nông nghiệp nước nhà”, ông Bình nói.

Trả lời báoDiễn Đàn Doanh Nghiệp, TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách phát triển nông nghiệp cho rằngmuốn tích tụ được đất đai thì phải giải quyết được 3 vấn đề.

Thứ nhất, gắn với thị trường lao động, thậm chí là gắn với chiến lược công nghiệp hóa: làm sao tạo ra việc làm và thu nhập phi nông nghiệp một cách chính thức để rút mạnh lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp.

Thứ hai, là tạo điều kiện cho những nông dân có năng lực ở lại, tích tụ được đất: thủ tục thuê đất, mua đất thuận lợi, chi phí giao dịch rẻ, có vốn mua đất, mua máy, có đường, có điện áp dụng cơ giới, mảng này gắn với thị trường đất đai và cơ sở hạ tầng.

Thứ ba, gắn với vấn đề phát triển nông thôn, có chính sách để có thể thu hút các DN đầu tư vào nông thôn, hợp tác với nông dân sản xuất lớn giải quyết vấn đề đầu vào và đầu ra cho nông nghiệp.

Ba mảng này phải lồng ghép với quá trình tái cơ cấu nền kinh tế chung, kể cả việc sửa đổi Luật Đất đai.

Trí Lâm
Bài liên quan
Kỳ vọng từ cơ chế thí điểm nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại
Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng thí điểm cho nhà đầu tư thỏa thuận nhận quyền sử dụng với đất nông nghiệp, phi nông nghiệp làm nhà ở thương mại trong 5 năm là cơ chế đúng đắn. Điều này sẽ tháo gỡ khó khăn về pháp lý cho các dự án nhà ở thương mại đang bị “kẹt”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
28 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
GS Võ Tòng Xuân: ‘Cho phép tích tụ ruộng đất thì cần phải sửa Luật Đất đai’