Volkswagen sẽ thành lập một học viện ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc với mục đích đào tạo nhân tài địa phương cho ngành công nghiệp ô tô điện khi công ty Đức cố gắng tiến xa hơn trong lĩnh vực này.

Hãng ô tô bán chạy nhất Trung Quốc chi tiền để lấp đầy khoảng trống nhân tài ngành xe điện

Sơn Vân | 10/04/2023, 17:10

Volkswagen sẽ thành lập một học viện ở tỉnh Hải Nam, Trung Quốc với mục đích đào tạo nhân tài địa phương cho ngành công nghiệp ô tô điện khi công ty Đức cố gắng tiến xa hơn trong lĩnh vực này.

Gã khổng lồ xe hơi Đức sẽ làm việc với chính quyền địa phương để thành lập Volkswagen Academy China Hainan Centre tại thành phố Hải Khẩu, thủ phủ tỉnh Hải Nam.

Volkswagen cho biết sẽ hợp tác phát triển các phương tiện kết nối thông minh và năng lượng mới (ICV). Ngoài ra, Volkswagen đã ký một thỏa thuận vào ngày 10.4 với chính quyền thành phố Hải Khẩu, Sở Công nghiệp và Công nghệ thông tin tỉnh Hải Nam và các đối tác khác.

Học viện mới sẽ là cơ sở thứ hai được Volkswagen thành lập tại Trung Quốc trong năm nay. Volkswagen đã ra mắt một trung tâm ở thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy vào tháng 2 như một phần của chương trình học viện kéo dài hơn 1 thập kỷ.

Động thái này đẩy nhanh kế hoạch điện khí hóa trị giá 15 tỉ euro (16,34 tỉ USD) của Volkswagen tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Volkswagen đang cạnh tranh để giành thị phần lớn hơn trong ngành công nghiệp phương tiện chạy bằng năng lượng mới (NEV) đang bùng nổ của Trung Quốc. Nhu cầu về nhân tài cấp cao ngày càng tăng khi Trung Quốc đặt mục tiêu 20% phương tiện nội địa dùng pin trong thời gian hai năm.

Học viện sẽ thúc đẩy quá trình chuyển đổi điện khí hóa của Volkswagen tại Trung Quốc và phát triển những tài năng mới trong ngành”, Stefan Mecha, Giám đốc điều hành thương hiệu xe chở khách của Volkswagen tại Trung Quốc và là người đứng đầu nhóm bán hàng của Volkswagen Group China, tuyên bố.

Ông nói thêm: “Công ty sẽ mở rộng chiến lược ‘tại Trung Quốc, vì Trung Quốc’ với cam kết đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, phát triển hơn nữa ngành công nghiệp ô tô của Trung Quốc và tạo ra tác động xã hội tích cực ở nước này”.

capture.jpg
Volkswagen sẽ thành lập học viện ở tỉnh Hải Nam với mục đích đào tạo nhân tài địa phương cho ngành công nghiệp xe điện khi cố tranh giành thị phần lớn hơn trong lĩnh vực này - Ảnh: EPA-EFE

Volkswagen, thương hiệu ô tô bán chạy nhất ở Trung Quốc, cho biết sẽ thiết lập một hệ thống đào tạo theo kịp các xu hướng mới nhất của ngành, cung cấp các khóa học về công nghệ NEV cho giáo viên và giáo sư cũng như sinh viên.

Các trợ giảng sẽ học các phương pháp giảng dạy mới, trong khi sinh viên sẽ được tham gia các hội thảo học thuật, chương trình trao đổi văn hóa doanh nghiệp và hướng nghiệp. Volkswagen cũng sẽ thiết lập một cơ chế chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn ngành trong học viện.

Volkswagen có kế hoạch đầu tư 15 tỉ euro vào e-mobility (phương tiện di động điện tử) ở Trung Quốc vào năm 2024, khi cố gắng giữ vị trí hàng đầu tại quốc gia này trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt từ những công ty NEV nội địa như Li Auto và Xpeng.

"Ở Trung Quốc có sự thiếu hụt nhân tài trong ngành xe điện. Ngành công nghiệp này chưa đưa ra đủ sự quan tâm cho vấn đề đó. Đào tạo và giáo dục tại địa phương chưa bắt kịp sự phát triển nhanh chóng của ngành. Động thái của Volkswagen đang lấp đầy khoảng trống trên thị trường", Zhang Xiang, lãnh đạo Viện Công nghệ Năng lượng Mới Giang Tây, nói.

Zhang Xiang cho biết dịch vụ đào tạo có thể mang lại lợi nhuận rất cao nếu được thực hiện tốt, với tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với dịch vụ sản xuất ô tô.

Các chính sách ưu đãi của Hải Nam với các nhà đầu tư nước ngoài về giá đất và thuế là có lợi và có khả năng tăng tỷ suất lợi nhuận”, ông nhận định.

Hải Nam, hòn đảo nhiệt đới và là điểm đến du lịch nổi tiếng, đặt mục tiêu chấm dứt việc bán xe chạy bằng xăng vào năm 2030. Điều này phù hợp với các mục tiêu khí hậu của Trung Quốc về đạt mức phát thải CO2 cao nhất trước năm 2030 và sau đó đưa về 0 trước năm 2060.

10 hãng ô tô bán chạy nhất tại Trung Quốc trong năm 2022

Trong năm 2022 vừa qua, Volkswagen là hãng ô tô bán được nhiều xe nhất cho khách hàng Trung Quốc với 2,3 triệu chiếc, tăng 5,5%.

Xếp ngay sau Volkswagen là hãng Toyota đến từ Nhật Bản với doanh số 1,86 triệu chiếc, tăng 10% so với năm 2021.

BYD (Trung Quốc) vươn lên vị trí thứ 3 toàn thị trường với 1,76 triệu ô tô được bán ra, tăng đến 157,1% so với năm trước đó.

Đứng ở vị trí thứ 4 là Honda với doanh số 1,39 triệu ô tô, giảm đến 9%. Năm nay, Honda không có mẫu xe nào lọt vào top 10 ô tô bán chạy nhất tại Trung Quốc.

Trong năm 2022, người tiêu dùng Trung Quốc đã mua 1,1 triệu chiếc ô tô Changan, tăng 1,1%, đưa hãng xe nội địa này lên vị trí thứ 5.

Xếp thứ 6 là hãng ô tô Geely (Trung Quốc) với doanh số 892.047 chếc, giảm 16,8%.

Xếp ở vị trí 7 đến 10 lần lượt là Chery (871.956 ô tô, tăng 1,5%), Nissan (821.408 ô tô, giảm 17,9%), BMW (755.487 ô tô, giảm 7,6%) và Mercedes-Benz (739.790 ô tô, giảm 0,2%).

10 mẫu ô tô bán chạy nhất Trung Quốc năm 2022

Dù vẫn còn bị ảnh hưởng rất nhiều từ dịch bệnh, biến động trên mọi lĩnh vực nhưng thị trường ô tô Trung Quốc vẫn chứng kiến cuộc rượt đuổi doanh số quyết liệt.

Mẫu ô tô bán chạy nhất tại Trung Quốc năm 2022 là BYD Song với doanh số 459.424 chiếc, tăng đến 128,7%.

Xếp thứ 2 là Nissan Sylphy với 446.492 chiếc được bán ra, giảm 10,7% so với năm 2021. Trước đó, Nissan Sylphy là mẫu ô tô được ưa chuộng tại Trung Quốc, thường xuyên đứng đầu trong bảng bảng xếp hạng những ô tô được mua nhiều nhất.

Đứng vị trí thứ 3 là mẫu ô tô điện Trung Quốc Wuling Hongguang MINI EV với doanh số 443.384 chiếc, tăng 4%.

Xếp thứ 4 là Tesla Model Y với 368.385 chiếc được bán ra.

Đứng thứ 5 là Volkswagen Lavida với 361.734 chiếc được bán ra, giảm 8,1% so với năm trước đó.

Toyota Corolla xếp thứ 6 với doanh số 343.689 chiếc, tăng 6,8%.

Vị trí thứ 7 là BYD Qin Plus với 308.368 chiếc được bán ra, tăng 81,6%.

Đứng thứ 8 là BYD Han với doanh số 273.221 chiếc, tăng 132,5%.

Tiếp theo là mẫu ô tô Trung Quốc Haval H6 với doanh số 264.040 chiếc, ít hơn 28,7% so với năm 2021.

Đứng thứ thứ 10 là Toyota Camry với 261.084 chiếc được bán ra, tăng 20,4% so với năm 2021.

Những mẫu ô tô nội địa ngày càng chiếm trọn được lòng tin của người dân Trung Quốc. Điều đó thể hiện qua bảng xếp hạng trên với 5 trong tổng số 10 ô tô đến từ các công ty địa phương.

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu ô tô lớn thứ 2 thế giới

Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc (CAAM) cho biết nước này đã vượt qua Đức để trở thành nhà xuất khẩu ô tô lớn thứ hai thế giới. Việc này đến sau khi xuất khẩu ô tô từ Trung Quốc tăng 54,4% so với cùng kỳ năm ngoái lên 3,11 triệu chiếc vào năm 2022.

Trong năm ngoái, Đức đã xuất khẩu tổng cộng 2,61 triệu ô tô, tăng 10% so với năm 2021.

Trung Quốc đang tiến gần đến khối lượng xuất khẩu ô tô của Nhật Bản (3,2 triệu chiếc chỉ trong 11 tháng) và có khả năng giành được danh hiệu nhà xuất khẩu ô tô hàng đầu thế giới vài năm tới.

Bài liên quan
Những vụ triệu hồi ô tô điện gây xôn xao, Tesla báo thêm tin xấu về Model S
Chủ sở hữu ô tô điện Tesla có thể cần phải mang xe đi sửa chữa như một biện pháp phòng ngừa an toàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãng ô tô bán chạy nhất Trung Quốc chi tiền để lấp đầy khoảng trống nhân tài ngành xe điện