Trương Quân - đặc phái viên Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc nói điều này trong cuộc tham vấn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Myanmar tối 5.3.

Hội đồng Bảo an LHQ họp về Myanmar: Trung Quốc mong hòa giải khi có lời kêu gọi cấm vận vũ khí với quân đội

Nhân Hoàng | 06/03/2021, 08:20

Trương Quân - đặc phái viên Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc nói điều này trong cuộc tham vấn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Myanmar tối 5.3.

Vào ngày 1.2, quân đội Myanmar đã bắt giữ Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint trong cuộc đảo chính đầu tiên ở nước này kể từ năm 1988, chấm dứt một thập kỷ cai trị dân sự.

Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Suu Kyi lãnh đạo đã giành chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng 11.2020. Thế nhưng, quân đội đã tuyên bố cuộc bầu cử đã bị hủy hoại bởi gian lận.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Myanmar trong cuộc họp lúc 21 giờ tối 5.3. Đây sẽ là cuộc họp đầu tiên của hội đồng về cuộc đảo chính ở Myanmar hôm 1.2.

Lúc 22 giờ ngày 5.3, Louis Charbonneau, Giám đốc Liên Hợp Quốc tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, kêu gọi một lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu với Myanmar.

Charbonneau tuyên bố: "Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần phải có hành động thực sự dưới hình thức trừng phạt có chủ đích với các nhà lãnh đạo quân sự chịu trách nhiệm về cuộc đổ máu và lệnh cấm vận vũ khí toàn cầu. Không quốc gia nào nên bán một viên đạn cho quân đội sau những hành vi ngược đãi người dân Myanmar".

22 giờ 15 ngày 5.3, Christine Schraner Burgener, đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về Myanmar, nói rằng bà nghe từ xã hội dân sự rằng "hy vọng mà họ đặt vào Liên Hợp Quốc và tư cách thành viên của nó đang suy yếu" khi chờ đợi phản ứng quốc tế với cuộc đảo chính. 

"Tôi nhận được khoảng 2.000 tin nhắn mỗi ngày, về hành động quốc tế nhằm đảo ngược một cuộc tấn công rõ ràng vào ý chí của người dân Myanmar và các nguyên tắc dân chủ", Christine Schraner Burgener nói với Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Christine Schraner Burgener nói: “Có một sự cấp bách với hành động tập thể. Cho phép tôi nhắc lại rằng cộng đồng quốc tế không nên cho chính phủ quân sự Myanmar tính hợp pháp hoặc công nhận. Thay vào đó, hội đồng này nên lắng nghe tiếng nói của người dân Myanmar, cung cấp một nền tảng để các đại diện dân cử và các nhà lãnh đạo xã hội dân sự chia sẻ trực tiếp với bạn về tình hình mặt đất, vốn đang xấu đi nhanh chóng".

Lúc 23 giờ 45 ngày 5.3, Barbara Woodward, Đại sứ Vương quốc Anh tại Liên Hợp Quốc, cho biết Anh đang thảo luận với các đối tác của Hội đồng Bảo an về sản phẩm mới của hội đồng, chẳng hạn như lời tuyên bố, nhưng bà đã ngừng cam kết một nghị quyết trừng phạt hoặc cấm vận vũ khí.

Barbara Woodward nói sau cuộc họp của Hội đồng Bảo an: “Bất kỳ biện pháp nào khác sẽ cần sự chấp thuận của tất cả các thành viên hội đồng”. Bà nói rằng điều quan trọng là hội đồng "phải có tiếng nói chung". Điều này bao gồm cả việc phủ quyết từ Trung Quốc và Nga, vốn coi các sự kiện ở Myanmar là vấn đề nội bộ để nước này tự giải quyết.

Về phần mình, Anh "sẵn sàng xem xét các biện pháp khác theo hiến chương Liên Hợp Quốc" nếu tình hình ở Myanmar tiếp tục xấu đi, Woodward nói.

Khoảng 1 giờ sáng 6.3, Đại sứ Sven Jurgenson của Estonia tại Liên Hợp Quốc nói đất nước ông "tiếp tục lên án mạnh mẽ cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và sự đàn áp bạo lực của lực lượng an ninh Myanmar với những người biểu tình ôn hòa".

"Estonia nhắc lại rằng cần phải có trách nhiệm với tất cả những người chịu trách nhiệm về các hành vi vi phạm luật nhân quyền quốc tế. Điều quan trọng là phải đảm bảo ngay lập tức khả năng tiếp cận viện trợ nhân đạo an toàn và không bị cản trở để đảm bảo nhu cầu cơ bản của các nhóm dễ bị tổn thương nhất, bao gồm người Rohingya và các nhóm dân cư ở bang Chin, Kachin, Rakhine, Shan", Đại sứ Sven Jurgenson tuyên bố trong cuộc tham vấn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Myanmar.

Estonia là một trong những thành viên không thường trực hiện tại của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

dai-su-trung-quoc-o-lien-hop-quoc-quan-doi-va-cac-dang-chinh-tri-dieu-la-thanh-vien-gia-dinh-myanmar.jpg
Trương Quân, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc

Cũng trong cuộc tham vấn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc về Myanmar, lúc 1 giờ 15 sáng 6.3, ông Trương Quân - đại diện thường trực của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc cho biết: "Các thông điệp và biện pháp của cộng đồng quốc tế sẽ có lợi cho các bên ở Myanmar để thu hẹp sự khác biệt và giải quyết các vấn đề, đồng thời tránh làm leo thang căng thẳng hoặc làm phức tạp thêm tình hình".

Nhắc lại rằng “Trung Quốc là nước láng giềng thân thiện của Myanmar", Đại sứ Trương Quân nói “cộng đồng quốc tế nên ủng hộ đối thoại và hòa giải trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất quốc gia của Myanmar".

Trương Quân cho hay: “Quân đội và các đảng phái chính trị khác nhau đều là thành viên của gia đình Myanmar; tất cả đều phải gánh vác trách nhiệm lịch sử trong việc duy trì sự ổn định và phát triển của đất nước”.

Tuần qua, Linda Thomas-Greenfield, tân Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, cho biết cộng đồng quốc tế cần "tăng cường áp lực" với quân đội Myanmar.

Theo Reuters, một số cảnh sát Myanmar đã vượt biên sang Ấn Độ để trốn tránh mệnh lệnh của chính phủ quân sự tấn công người biểu tình. Lực lượng an ninh Ấn Độ tăng cường tuần tra dọc biên giới với Myanmar để ngăn chặn bất kỳ sự xâm nhập nào của người tị nạn, Reuters dẫn lời các quan chức cho biết.

Bài liên quan
Chính quyền Biden chặn quân đội Myanmar chuyển 1 tỉ USD khỏi tài khoản ngân hàng ở New York
Các nhà cầm quyền quân sự của Myanmar đã cố gắng chuyển khoảng 1 tỉ USD được giữ tại Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York (Fed New York) vài ngày sau khi nắm quyền hôm 1.2, khiến các quan chức Mỹ phải đóng băng tài khoản.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hội đồng Bảo an LHQ họp về Myanmar: Trung Quốc mong hòa giải khi có lời kêu gọi cấm vận vũ khí với quân đội