Cuối tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phê duyệt mũi vắc xin COVID-19 tăng cường cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên. Một số người thắc mắc khi nào Mỹ phê duyệt mũi vắc xin thứ ba các nhóm tuổi trẻ hơn, cụ thể là 12 – 17 tuổi, vốn đã nhận vắc xin COVID-19 vào tháng 5.

Khi nào trẻ em cần tiêm mũi vắc xin Pfizer thứ 3?

Sơn Vân | 25/11/2021, 20:20

Cuối tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã phê duyệt mũi vắc xin COVID-19 tăng cường cho tất cả người từ 18 tuổi trở lên. Một số người thắc mắc khi nào Mỹ phê duyệt mũi vắc xin thứ ba các nhóm tuổi trẻ hơn, cụ thể là 12 – 17 tuổi, vốn đã nhận vắc xin COVID-19 vào tháng 5.

Một trong những người thắc mắc là Tiến sĩ Nina Shapiro, chuyên gia tai mũi họng tại UCLA Health (hệ thống y tế bao gồm một số bệnh viện, Trường Y khoa David Geffen và một mạng lưới chăm sóc ban đầu rộng khắp ở vùng Los Angeles). Ông tweet hôm 22.11: "Mũi vắc xin tăng cường cho 12-17 tuổi. Khi nào? Nhiều người đang đạt đến mốc 6 tháng sau liều hai".

Cả Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Mỹ (CDC) đều không nói gì về mũi vắc xin tăng cường cho trẻ em. Ngay cả các nhà sản xuất vắc xin Pfizer-BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson cũng im lặng về chủ đề này. Thế nhưng, lập luận của CDC về các mũi vắc xin tăng cường khiến nhiều người đang tìm kiếm câu trả lời liên quan đến tính đủ điều kiện của trẻ em.

"Vắc xin COVID-19 đang hoạt động hiệu quả để ngăn ngừa bệnh nặng, nhập viện và tử vong, thậm chí chống lại biến thể Delta đang lưu hành rộng rãi. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế công cộng đang bắt đầu nhận thấy khả năng bảo vệ suy giảm, đặc biệt là trong một số nhóm dân số nhất định", CDC cho hay.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng mũi vắc xin thứ ba dường như có hiệu quả cao trong việc giảm COVID-19 nghiêm trọng, nhập viện và tử vong. Dữ liệu cũng cho thấy hiệu quả của vắc xin dường như suy giảm khá đáng kể theo thời gian.

Một nghiên cứu về dữ liệu Cơ quan Y tế công cộng Israel được công bố trên tạp chí The Lancet vào cuối tháng 7 ước tính rằng, vắc xin Pfizer-BioNTech có hiệu quả 39% trong việc ngăn nhiễm vi rút SARS-CoV-2 vào tháng 6 và đầu tháng 7, so với 95% từ tháng 1 đến đầu tháng 4. Song cũng cần lưu ý rằng vắc xin Pfizer vẫn có hiệu quả hơn 90% trong việc ngăn ngừa bệnh nặng ở người trong mùa hè vừa qua.

Tiến sĩ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Mỹ, cũng đã chia sẻ thông điệp này trên MSNBC vào tuần trước: “Nếu bạn từ 18 tuổi trở lên, hãy tiêm mũi vắc xin tăng cường. Chúng ta đang bước vào mùa đông; thời tiết sẽ lạnh hơn, nhiều người sẽ ở trong nhà, vi rút có thể lưu hành xung quanh họ. Chúng tôi đang thấy sự gia tăng số ca COVID-19 ngay bây giờ”.

Về lý thuyết, có vẻ như trẻ em cũng cần được tiêm mũi vắc xin thứ ba, nhưng các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm không hẳn đồng tình với điều này.

Điểm mấu chốt lớn là trẻ em nhìn chung không bị bệnh như người lớn nếu tình cờ mắc COVID-19. Tiến sĩ Thomas Russo, Giáo sư và Trưởng khoa bệnh truyền nhiễm tại Đại học bang New York ở thành phố Buffalo (Mỹ), nói với Yahoo Life: "Với độ tuổi này, chúng ở trong một nhóm khác biệt và không được áp dụng các quy tắc tương tự. Chúng ta cần thêm dữ liệu về việc nếu và khi nào khả năng miễn dịch của chúng suy giảm và hậu quả việc suy giảm khả năng miễn dịch đó, bởi rõ ràng chúng sẽ không ở cùng nhóm nguy cơ như người lớn tuổi".

Tiến sĩ Amesh A. Adalja, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và học giả cấp cao tại Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins, nói rằng ý tưởng về việc mũi vắc xin thứ ba cho trẻ em "đáng được thảo luận trước khi thực sự xảy ra".

tre-em-co-can-tiem-mui-vac-xin-pfizer-thu-3.jpg
Các chuyên gia cho rằng chưa cần vội tiêm mũi vắc xin Pfizer thứ ba cho lứa 12 - 17 tuổi

Ở nhóm tuổi này, mũi vắc xin tăng cường phần lớn sẽ được sử dụng để ngăn ngừa bệnh nhẹ và thậm chí không có bằng chứng cho thấy nó cần thiết.

Amesh A. Adalja nói: “Với trẻ em, tính sinh miễn dịch rất mạnh nên một số nơi chỉ ủng hộ một liều vắc xin cho chúng. Tôi không nghĩ rằng việc tiêm nhắc lại cho trẻ em là điều nên làm theo suy nghĩ - bạn phải thấy rằng có sự xói mòn với khả năng bảo vệ hoặc bệnh nặng".

Tiến sĩ William Schaffner, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm và là Giáo sư tại Đại học Y khoa Vanderbilt, nói rằng ông hy vọng hai mũi vắc xin sẽ đủ cho trẻ em.

Ông bình luận: “Chúng ta sẽ phải chờ xem sự bảo vệ ở những đứa trẻ đó kéo dài bao lâu. Mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp và chúng tôi có thể không phải tiêm mũi vắc xin tăng cường cho chúng chút nào, nhưng hãy chờ xem".

Tiến sĩ Thomas Russo cho biết nếu trẻ em cuối cùng cần tiêm mũi vắc xin tăng cường thì sẽ không nên chích trong vòng 6 tháng sau loạt hai liều đầu tiên. Ông nói: “Hệ thống miễn dịch của trẻ em có xu hướng mạnh mẽ hơn và tôi không nghĩ rằng mốc thời gian 6 tháng áp dụng cho chúng”.

Amesh A. Adalja lưu ý rằng có thể sẽ có trường hợp tiêm mũi vắc xin tăng cường cho trẻ em bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng, nhưng không có bất kỳ dữ liệu nào cho thấy đó là vấn đề tại thời điểm này.

Ông nói: “Tôi nghĩ rằng các mũi tiêm vắc xin tăng cường cho nhóm tuổi này sẽ xảy ra, nhưng tôi không nghĩ là cần thiết. Nói chung, không có bằng chứng mạnh mẽ điều này là cần thiết".

Các bác sĩ không chắc chắn về lịch trình thực tế cho mũi vắc xin tăng cường ở trẻ em. “Tôi sẽ sốc nếu nó xảy ra trong vài tháng tới. Cần phải kiên nhẫn hơn một chút với nhóm tuổi đó và thực sự đánh giá rằng điều này là cần thiết. Hiện tại, không có dữ liệu nào cho thấy điều đó", Thomas Russo nói.

Pfizer hôm 22.11 cho biết vắc xin COVID-19 của họ cung cấp khả năng bảo vệ lâu dài chống lại COVID-19 trong một nghiên cứu giai đoạn cuối được thực hiện ở thanh thiếu niên từ 12 đến 15 tuổi.

Pfizer cho biết vắc xin của họ có hiệu quả 100% chống lại COVID-19, được đo từ 7 ngày đến hơn 4 tháng sau liều thứ hai.

Dữ liệu dài hạn sẽ hỗ trợ việc đệ trình theo kế hoạch để được phê duyệt đầy đủ theo quy định với vắc xin Pfizer trong nhóm tuổi này ở Mỹ và trên toàn thế giới.

Pfizer - BioNTech sẽ dùng liều lượng vắc xin 30 microgam cho những người từ 12 tuổi trở lên.

Vắc xin này đã được FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp ở những người từ 12-15 tuổi vào tháng 5.2021 và được cấp phép sử dụng đầy đủ cho những người từ 16 tuổi trở lên hồi tháng 8.

Bài liên quan
Hiệu quả 2 liều vắc xin AstraZeneca, Pfizer giảm ra sao sau 20 tuần và tác dụng của mũi tăng cường?
Cơ quan An ninh Y tế Anh báo cáo nghiên cứu đáng khích lệ về mũi vắc xin COVID-19 tăng cường. Nghiên cứu đó ước tính rằng mũi vắc xin tăng cường giảm khoảng 85% nguy cơ mắc COVID-19 có triệu chứng ở những người trên 50 tuổi.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi nào trẻ em cần tiêm mũi vắc xin Pfizer thứ 3?