Không quân Trung Quốc (TQ) sử dụng Không Cảnh KJ-2000, chiếc máy bay cảnh báo sớm-kiểm soát để kiểm soát Vùng Nhận diện phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông và sắp tới có thể cũng để kiểm soát ADIZ tiềm năng của TQ trên biển Đông.
Không cảnh KJ-2000 được xem là một cú “đại nhảy vọt” của không quân Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLAAF) vốn không còn là một “lực lượng nông dân” sử dụng những chiến đấu cơ cũ kỹ, không thể triển khai xa quá vùng biên giới TQ.
Máy bay cảnh báo sớm-kiểm soát (AEW&C) là cần thiết cho không quân hiện đại hoạt động ở những vùng tranh chấp, có vùng trời lớn cần bảo vệ. Đối với TQ, chiếc KJ-2000 có thể sử dụng để mở rộng mạng lưới kiểm soát các vùng như biển Hoa Đông và Biển Đông vốn nằm ngoài tầm rada trên bộ của TQ.
Nên KJ-2000 là máy bay AEW&C chủ lực của PLAAF. Như chiếc E-3 Sentry của Mỹ, chiếc máy bay đa năng này có thân lớn, radar hình đĩa quay tròn đặt trên mái, đủ khả năng phát hiện máy bay địch từ mọi hướng ở khoảng cách hơn 300 dặm.
Nó còn được dùng để chỉ huy và kiểm soát các chiến đấu cơ TQ, và với khả năng làm trung gian cho các chiến đấu đã tắt radar này, càng khiến chúng càng khó bị phát hiện.
Phi công PLAAF nổi tiếng là dựa cậy hướng dẫn từ đài chỉ huy trên bộ, nhưng khi hoạt động xa bờ và xa các trạm radar trên bộ, KJ-2000 sẽ rất cần để xác định hướng cho các chiến đấu cơ.
TQ từng ráng phát triển AEW&C riêng cho họ từ những năm 1970. Họ trông vào Nga nhưng giá đắt mà hoạt động lại không làm thỏa lòng TQ.
Vào những năm 1990, TQ toan nhập kiểu AEW&C mẫu A-501 từ Israel, nhưng bị Mỹ ngăn chặn.
Năm 2002, TQ nhưng nhập AEW&C của Nga và tự phát triển chiếc KJ-2000 và KJ-200. Chúng được ghi nhận là các thành quả hàng đầu nhân cuộc diễu binh mừng quốc khánh TQ hồi năm 2009.
Chiếc KJ-2000 dựa theo mẫu chiếc Ilyushin IL-76 của Nga, trang bị một radar sản xuất nội địa và Hệ thống ra-đa mảng định pha chủ động (AESA).
Không như radar quay vòng như Mỹ và Nga sử dụng, AESA bất động và dòng radar thế hệ mới này có tầm quét lớn hơn so với thế hệ ra-đa mảng pha thụ động truyền thống.
Ngoài ra, điểm mạnh của AESA là khả năng nhảy tần số phát nhanh làm đối phương không thể phát hiện ra nguồn phát, giúp bên sử dụng trang bị radar này có nhiều lợi thế đáng kể trong tác chiến.
KJ-2000 là chiếc AWE&C đầu tiên của thế giới ứng dụng AESA. Còn chiếc KJ-200, dự phòng cho KJ-2000, được trang bị một hệ thống đơn giản hơn. 2 chiếc AEW&C này bổ trợ cho nhau, có thể hoạt động như một cặp đôi ở những độ cao khác nhau.
Còn có tin đồn TQ đang phát triển mẫu kế tiếp KJ-2000 là KJ-3000, để chiếc này giữ vai trò chủ đạo trong nhiệm vụ tuần tra-cảnh báo sớm trong ADIZ của TQ.
Và tin đồn TQ cũng đang nghiên cứu kín một kiểu trực thăng hoặc một tàu chiến AEW&C.
Một hệ thống AEW&C cũng rất cần thiết cho không chiến. Không thể tưởng tưởng một cuộc không chiến mà không có khả năng quét và hướng dẫn của nó.
Theo tờ Ming Pao (Hồng Kông), nhà bình luận quân sự Leung Guo-liang ở Hồng Kông, nói: KJ-2000 là chiếc AEW&C có hệ thống radar tiên tiến nhất.
Vị phó tổng biên tập tạp chí Mirror thân Bắc Kinh này nói vai trò radar trong các trận không chiến lớn là rất cần thiết cho việc điều phối các chiến đấu cơ
Wang Xiaomo, một trong những nhà phát triển AEW&C của TQ, nói TQ đã có 9 bước đột phát trong việc phát triển hệ thống này để qua mặt Mỹ.
Chiếc Boeing E-3 C Sentry của không quân Mỹ |
Chiếc KJ-2000 có thể không thể giám sát 400 mục tiêu và hướng dẫn tấn công 100 mục tiêu như chiếc Boeing E-3C, nhưng máy bay TQ đã nâng cấp công nghệ điện tử.
Ngoài ra, chiếc KJ-2000 là một chiếc máy bay vận tải quân sự Nga có thể hạ cánh ở chiến trường, còn chiếc Boeing E-3C của Mỹ là bản sửa đổi từ máy bay dân dụng, có khung và thân yếu nên có thể bị thời tiết xấu tác động, cũng như chỉ có thể hoạt động ngoài vùng chiến trường, tức bị hạn chế khả năng cảnh báo sớm-kiểm soát.
Vấn đề là việc thiếu máy bay AEW&C hạn chế mạnh khả năng bảo vệ ADIZ trên biển Hoa Đông và ADIZ giả định trên Bển Đông.
Nếu PLAAFmuốn có thể tiến hành bay AEW&C xa hơn, lâu hơn, họ sẽ cần có thêm nhiều chiếc này.
Mai Hà (theo The National Interest)