Giải trừ vũ khí hạt nhân có thể trở thành một mặt trận mới mới trong mối quan hệ đang rạn nứt ngày càng nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh Bắc Kinh từ chối tham gia đàm phán một hiệp ước quan trọng với Washington và Moscow.

Kiểm soát vũ khí hạt nhân thành trận địa mới trong đối đầu Mỹ - Trung

11/06/2020, 18:39

Giải trừ vũ khí hạt nhân có thể trở thành một mặt trận mới mới trong mối quan hệ đang rạn nứt ngày càng nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Mỹ trong bối cảnh Bắc Kinh từ chối tham gia đàm phán một hiệp ước quan trọng với Washington và Moscow.

Trung Quốc đã ra mắt tên lửa hạt nhân chiến lược liên lục địa Dongfeng-41 trong một cuộc diễu hành quân sự ở Bắc Kinh năm 2019 - Ảnh: Tân Hoa Xã

Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ về kiểm soát vũ khí, ông Marshall Billingslea, đang kêu gọi Trung Quốc cân nhắc tham gia quá trình thảo luận 3 bên cùng với Mỹ và Nga trước khi các vòng đàm phán kiểm soát vũ khí bắt đầu được tổ chức vào cuối tháng này. Theo ông Billingslea, Bắc Kinh cần nhận ra trách nhiệm của một cường quốc và tham dự các cuộc thương lượng đã lên lịch từ trước nhằm làm giảm nguy cơ xảy ra xung đột hạt nhân.

Ông Billingslea sẽ gặp Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tại thủ đô Vienna (Áo) vào ngày 22.6 tới đây để thảo luận về việc mở rộng Hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân mới (New START) được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama, dự kiến hết hiệu lực vào tháng 2.2021.

"Trung Quốc chỉ nói không có ý định tham gia đàm phán 3 bên. Họ nên cân nhắc. Muốn đạt được sức mạnh to lớn, thì cần phải hành động với trách nhiệm to lớn. Không còn bức tường bí mật về việc họ xây dựng hạt nhân. Tôi sẽ ngồi đợi Trung Quốc ở Vienna”, ông Billingslea cho biết trên mạng xã hội Twitte, chỉ một ngày sau khi xác nhận rằng đã gửi lời mời Bắc Kinh tham gia đàm phán.

Trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gia tăng, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hối thúc Trung Quốc tham gia vào một thỏa thuận tương lai nhằm thay thế hiệp ước New START ký năm 2010. Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng, khả năng hạt nhân và tên lửa của Trung Quốc đang được tăng cường và hiện đại hóa là mối đe dọa ngày càng lớn đến Mỹ và các đồng minh.

Hiệp nước New START đặt ra hạn chế là Nga và Mỹ mỗi bên chỉ được có 1.550 đầu đạn hạt nhân chiến lược. Hiệp ước này trở thành thỏa thuận kiểm soát vũ khí hạt nhân duy nhất giữa Mỹ và Nga, sau khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) vào ngày 2.8.2019.

Tuy nhiên, phía Bắc Kinh thẳng thừng từ chối lời đề nghị tham gia Hiệp ước nói trên của Washington. Một tuyên bố trên trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc lập luận rằng Trung Quốc hiện vẫn kém xa Mỹ và Nga về sở hữu vũ khí nguyên tử, do đó Washington và Moscow “phải có trách nhiệm đặc biệt và ưu tiên cao đối với giải trừ hạt nhân”. Theo dữ liệu thống kế năm 2018 của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Mỹ và Nga hiện đang nắm giữ tổng cộng tới hơn 90% số lượng vũ khí hạt nhân trên thế giới.

Trong một tuyên bố mới nhất, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tái khẳng định lập trường không thay đổi của Chính phủ Trung Quốc là nhất quyết từ chối không tham gia đàm phán kiểm soát vũ khí 3 bên với Mỹ và Nga. Trước đó, vào tháng 12 năm ngoái, bà Oánh cũng nói rằng Mỹ đang muốn “đẩy trách nhiệm sang các quốc gia khác về vấn đề vũ khí hạt nhân”.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) dẫn lời ông Song Zhongping, một chuyên gia phân tích quân sự ở Hồng Kông, nói rằng dù kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với Nga và Mỹ nhưng Bắc Kinh vẫn đang cố bị lôi kéo vào các vòng đàm phán này.

“Trừ khi Mỹ và Nga cắt giảm kho dự trữ ngang bằng với Trung Quốc, hoặc Trung Quốc phát triển năng lực hạt nhân ngang bằng với Mỹ và Nga, Bắc Kinh mới ngồi vào bàn đàm phán với Washington và Moscow”, ông Song Zhongping nhận định.

Việc ông Trump hối thúc Trung Quốc ngồi vào bàn đàm phán hạt nhân cùng với Mỹ và Nga cũng có thể được xem như một phần nỗ lực của Washington nhằm đối phó với Trung Quốc, trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước căng thẳng chưa từng thấy trên nhiều phương diện: từ thương mại, công nghệ, an ninh cho đến ý thức hệ. Ông Song cho rằng Trung Quốc khó có thể tham gia vào hiệp ước kiểm soát vũ trang sớm.

“Đây là một mặt trận mới (trong cuộc đối đầu Mỹ-Trung), trong đó Mỹ đang cố kéo Trung Quốc vào một trật tự quốc tế mà Mỹ dẫn đầu về vũ khí hạt nhân. Mặc dù vậy, năng lực hạt nhân của Trung Quốc còn khá thấp, nên điều mà Bắc Kinh cần làm là tăng cường khả năng hạt nhân chứ không phải giảm đi”, chuyên gia này cho biết.

Được biết hiệp ước New START phải giảm một nửa số lượng bệ phóng tên lửa hạt nhân chiến lược và cho phép thiết lập cơ chế giám sát vệ tinh từ xa. Hiệp ước cũng thỏa thuận rằng sẽ có 18 cuộc kiểm tra tại chỗ mỗi năm để xác minh rằng mỗi bên đều tuân thủ. Một số nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh sẽ không sẵn sàng tuân theo những cam kết này.

Trung Quốc, lần đầu tiên thử nghiệm bom hạt nhân vào năm 1964, là một trong 5 siêu cường hạt nhân được công nhận theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT). Nhưng chương trình hạt nhân của nước này luôn được giữ kín.

Theo một báo cáo gần đây nhất do Trung tâm Giải trừ vũ khí hạt nhân (RECNA) thuộc Đại học Nagasak (Nhật Bản), kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ước tính vào khoảng 320 đầu đạn hạt nhân, nhiều hơn Pháp (290 đầu đạn hạt nhân). Trong khi đó, Nga hiện sở hữu 6.370 đầu đạn hạt nhân và con số này ở Mỹ là 5.800.

Hoàng Vũ (theo SCMP)

Bài liên quan
Mỹ ngăn các công ty cung cấp linh kiện vũ khí, sợ bị chuyển tới Nga
Hãng Reuters dẫn lời Trợ lý Bộ trưởng Thương mại Matthew Axelrod cho biết Mỹ yêu cầu các công ty nước này ngừng cung cấp hàng hóa cho hơn 600 thực thể nước ngoài vì lo ngại hàng bị chuyển đến Nga để phục vụ chiến tranh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Mục tiêu chống 'vàng hóa' đã thành công, nên bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia khẳng định mục tiêu chống "vàng hóa" đã thành công, họ đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiểm soát vũ khí hạt nhân thành trận địa mới trong đối đầu Mỹ - Trung