Nga đã dành 7 năm qua để xây dựng các hệ thống phòng thủ tài chính đáng gờm, nhưng về lâu dài, nền kinh tế của nước này khó có thể chịu được sự tấn công của các biện pháp trừng phạt phối hợp từ phương Tây.

Kinh tế Nga có thể sẽ sụp đổ dưới các lệnh trừng phạt của phương Tây

Hoàng Vũ | 25/02/2022, 18:24

Nga đã dành 7 năm qua để xây dựng các hệ thống phòng thủ tài chính đáng gờm, nhưng về lâu dài, nền kinh tế của nước này khó có thể chịu được sự tấn công của các biện pháp trừng phạt phối hợp từ phương Tây.

Châu Âu và Mỹ đang giáng các đòn trả đũa sau khi Tổng thống Vladimir Putin điều xe tăng vào Ukraine. Phương Tây cam kết để đáp trả Moscow vì quyết định công nhận nền độc lập của hai tỉnh ly khai của Ukraine.

“Quan điểm Nga sẽ không bị ảnh hưởng là sai lầm. Những tác động tiêu cực có thể không được cảm nhận trước nhưng các biện pháp trừng phạt sẽ làm thui chột tiềm năng của Nga về lâu dài”, Christopher Granville, giám đốc điều hành tại công ty tư vấn TS Lombard và là một chuyên gia kỳ cựu về Nga cho biết.

Các động thái của phương Tây hiện bao gồm các biện pháp trừng phạt và đóng băng tài sản đối với nhiều ngân hàng và doanh nhân Nga, ngừng huy động vốn ra nước ngoài, đóng băng dự án đường ống dẫn khí 11 tỷ USD với Đức và hạn chế tiếp cận các mặt hàng công nghệ cao như chất bán dẫn.

ruble.png
Những tác động tiêu cực có thể không được cảm nhận trước nhưng các biện pháp trừng phạt sẽ làm thui chột tiềm năng kinh tế của Nga về lâu dài - Ảnh: Reuters

Nga đã phản đối các lệnh trừng phạt vì theo Moscow, chúng đi ngược lại lợi ích của những người đã áp đặt chúng. Dĩ nhiên, các chế tài của phương Tây sẽ không làm suy giảm ngay lập tức một nền kinh tế với 643 tỷ USD dự trữ cũng như có nguồn doanh thu từ dầu khí đang bùng nổ.

Những chỉ số đó đã mang lại cho Nga biệt danh nền kinh tế “pháo đài”, cùng với thặng dư tài khoản vãng lai 5% GDP hàng năm và tỷ lệ nợ trên GDP là 20%, một trong những nước thấp nhất trên thế giới. Chỉ một nửa các khoản nợ phải trả của Nga là bằng USD, giảm so với mức 80% của hai thập kỷ trước.

Những số liệu thống kê đó là kết quả của nhiều năm tiết kiệm kể từ khi các lệnh trừng phạt được áp đặt sau khi Putin sáp nhập Crimea vào năm 2014. Theo Granville, giá dầu tăng cao sẽ mang lại cho Nga khoản thu thêm 1,5 nghìn tỷ ruble (17,2 tỷ USD) trong năm nay từ thuế đánh vào lợi nhuận của các công ty năng lượng.

Tuy nhiên, kiểu tự mãn này có cái giá phải trả - làm sâu sắc thêm sự cô lập với nền kinh tế, thị trường và đầu tư thế giới, Granville lưu ý. “Về cơ bản, Nga sẽ bị coi là một quốc gia thù địch bị cắt đứt khỏi các dòng chảy toàn cầu, đầu tư và các tương tác kinh tế bình thường khác nhằm xây dựng mức sống, thu nhập, năng suất và lợi nhuận”, chuyên gia Granville cho hay.

Trên thực tế, các dấu hiệu của tình trạng dễ bị tổn thương về kinh tế đã xuất hiện. Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới, thu nhập hộ gia đình Nga vẫn thấp hơn mức năm 2014 và vào năm 2019, trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, sản lượng kinh tế hàng năm trị giá 1,66 nghìn tỷ USD, thấp hơn nhiều so với 2,2 nghìn tỷ USD vào năm 2013.

Sergei Guriev, giáo sư kinh tế tại France’s Sciences Po và cựu chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, chỉ ra rằng GDP bình quân đầu người trên danh nghĩa của Nga, gấp đôi Trung Quốc vào năm 2013, nhưng hiện đã đi sau.

“Năm 2013 Nga là một quốc gia có thu nhập cao và đang tích cực đàm phán về việc gia nhập Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Song, Nga hiện đã trở lại tình trạng thu nhập trung bình”, ông Guriev nói.

Bên cạnh đó, số lượng các nhà đầu tư nước ngoài ở Nga được cho là đang thu hẹp dần. Một cuộc khảo sát khách hàng của công ty dịch vụ tài chính lâu đời nhất trên thế giới - JPMorgan (Mỹ) cho thấy tỷ lệ nắm giữ trái phiếu bằng đồng ruble của người nước ngoài ở mức thấp nhất trong hai thập kỷ. Theo ước tính của Copley Fund Research, đầu tư cổ phiếu chưa bao giờ quay trở lại như đã đạt được trước khi sáp nhập Crimea.

Mức phí bảo hiểm mà các nhà đầu tư yêu cầu để nắm giữ khoản nợ bằng USD của Nga đã tăng lên hơn 13% so với Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), và gần gấp ba lần mức trung bình của các thị trường mới nổi.

Jeffrey Schott, chuyên gia về thương mại và trừng phạt tại Viện Kinh tế Quốc tế Peterson (Mỹ) cho biết: “Các lệnh trừng phạt sẽ buộc Nga phải tự cung cấp tài chính cho hoạt động ngày càng nhiều, do đó học sẽ hạn chế đầu tư vào công nghiệp và quân sự”.

Các chuyên gia dự đoán, một đòn đánh kinh tế lớn hơn nhắm vào Moscow có thể bao gồm việc chấm dứt quyền truy cập của Nga vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và cấm đầu tư hoàn toàn vào Nga.

Việc mất quyền truy cập vào SWIFT sẽ làm phức tạp các khoản thanh toán xuất nhập khẩu và thậm chí có thể ngăn cản việc thanh toán các phiếu mua hàng trái phiếu, gây ra vỡ nợ. JPMorgan dự đoán các biện pháp trừng phạt sẽ cắt giảm tới 3,5% so với tăng trưởng GDP của Nga trong nửa cuối năm 2022. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận vốn nước ngoài bị hạn chế khiến các công ty dầu mỏ Nga vốn phụ thuộc vào các giao dịch trả trước và phải đối mặt với chi phí vốn cao hơn đáng kể.

Mức sống chậm bị xói mòn cũng có nguy cơ làm gia tăng sự bất bình của dân chúng, đe dọa một chính quyền vốn đã phải đối mặt với các cuộc phản đối lẻ tẻ. Do đó, sự lan tỏa có thể không tránh khỏi.

Các nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Berenberg (Đức) cho biết: “Tự cung tự cấp không phải là công thức cho sự tiến bộ. Đối phó với một nước Nga được trang bị vũ khí mạnh mẽ đang sa lầy vào sự suy giảm kinh tế tương đối sẽ vẫn là một thách thức quan trọng đối với châu Âu và Mỹ trong tương lai gần”.

Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
36 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh tế Nga có thể sẽ sụp đổ dưới các lệnh trừng phạt của phương Tây