Theo một cuộc khảo sát của trung tâm nghiên cứu xã hội học Levada, độc lập với Điện Kremlin, 48% người Nga đã đổ lỗi cho NATO về tình hình căng thẳng ở Ukraine năm ngoái. 20% đổ lỗi cho Kiev.

Vì sao phần đông người Nga không biểu tình phản chiến, mà ủng hộ Putin trong vấn đề Ukraine?

Anh Tú (theo El Pais) | 25/02/2022, 14:50

Theo một cuộc khảo sát của trung tâm nghiên cứu xã hội học Levada, độc lập với Điện Kremlin, 48% người Nga đã đổ lỗi cho NATO về tình hình căng thẳng ở Ukraine năm ngoái. 20% đổ lỗi cho Kiev.

Ngày 24.2, Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh thực hiện chiến dịch quân sự tại Ukraine. Phần lớn xã hội im lặng vì sợ hãi hoặc thờ ơ hoặc ủng hộ chính sách của Điện Kremlin. Trong khi tên lửa của Nga rơi xuống một quốc gia mà họ coi là anh em, vẫn có một số ít tiếng nói chỉ trích chỉ được chia sẻ dưới dạng một thông điệp trên mạng xã hội: "Và chuyện này, để làm gì?"

Bất chấp nỗi buồn và sự tức giận, không có cuộc biểu tình nào trên đường phố. Vào cuối buổi chiều, các nhóm hàng trăm người đã tập trung ở trung tâm Moscow và các thành phố khác, bất chấp đã sớm bắt đầu các vụ bắt giữ, giống như đã xảy ra vài giờ trước đó với từng nhóm công dân riêng lẻ.

Mọi người đều chống lại chiến tranh. Sergei Gavrilov, một người đàn ông trung niên ở trạm dừng tàu điện ngầm Elektrozavodskaya, cho biết không ai muốn điều này cả. Gavrilov nghĩ cả già và trẻ; cả trên đường phố và trên mạng xã hội đều nghĩ giống mình. "Một vài kẻ ngốc mới muốn chiến tranh, những người còn lại phải chịu đựng", Gavrilov nói thêm khi một đám đông đi xung quanh nhìn anh ta với đôi mắt thờ ơ.

Người Nga thức dậy hôm 24.2 trong cú sốc. Tổng thống Putin đã ra lệnh cho chiến dịch quân sự Ukraine để “phi phát xít hóa” và “phi quân sự hóa”, một thuật ngữ mà bằng cách lặp đi lặp lại nhiều ngày qua với đại đa số người dân. Cũng một khẩu hiệu ít gây chú ý suốt mấy tháng nay xuất hiện trên mạng xã hội: "Không để xảy ra chiến tranh".

Chỉ khoảng 5.000 người đã ký vào bản tuyên ngôn của giới trí thức chống chiến tranh vào đầu tháng 2. Năm 2014, khi Nga sáp nhập Crimea và cuộc chiến ở Donbas bắt đầu, đã có nhiều cuộc biểu tình phản chiến lớn ở trung tâm Moscow.

crimea.jpg
Biểu tình phản đói sáp nhập Crimea tại Moscow năm 2014 - Ảnh: Internet

Nhưng luật về biểu tình lúc này đã được thắt chặt đến mức dù chỉ một người biểu tình cũng không phải xin phép. Và 24.2, sau khi bắt đầu một cuộc chiến mới ở Ukraine, các nhà chức trách Nga đã cảnh báo rằng luật pháp "trừng phạt nghiêm khắc nếu tổ chức các cuộc bạo loạn lớn". Văn phòng Công tố Moscow và Bộ Nội vụ cho biết thêm: "Cảnh sát thủ đô sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để đảm bảo việc bảo vệ trật tự công cộng trong thành phố".

Lúc này, người ta chứng kiến một số công dân bị bắt vì treo một tấm áp phích phản đối chiến tranh trên đường phố. Natalia, một phụ nữ khoảng 30 tuổi muốn giấu tên, giống như nhiều người khác lên tiếng chỉ trích Điện Kremlin. Khi cô hỏi những người qua đường, rất nhiều người cúi đầu và nhìn xa xăm. Sự im lặng về cuộc xung đột cũng ngự trị trên Instagram. Nhiều người làm theo câu nói đùa cũ của người Pháp là "hãy làm như tôi làm, đừng tham gia vào chính trị". Cổng thông tin OVD-Info, một trong những nguồn chính để theo dõi hoạt động trấn áp biểu tình ở Nga, đã đưa tin trên Twitter về hơn 1.346 người bị bắt giữ tại 40 thành phố ở nước này sau 8 giờ chiều ở Moscow.

Theo một cuộc khảo sát của trung tâm nghiên cứu xã hội học Levada, độc lập với Điện Kremlin, 48% người Nga đã đổ lỗi cho NATO về tình hình căng thẳng ở Ukraine năm ngoái. 20% đổ lỗi cho Kiev. Thông điệp rằng Liên minh Đại Tây Dương đang bành trướng như một đội quân hướng tới Nga đã tràn ngập trong những năm qua và lặp đi lặp lại hàng nghìn lần trên các phương tiện truyền thông. Hiện giờ người dân không rõ về việc ai phải chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến này.

Chiến dịch quân sự của Putin được biện minh là do yêu cầu sự giúp đỡ từ các nước cộng hòa tự xưng là Donetsk và Luhansk. Theo một cuộc khảo sát của cơ quan nhà nước vtsiIOM, 73% người Nga ủng hộ việc Nga công nhận cả hai vùng lãnh thổ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Trung ương Đảng đồng ý cho ông Vương Đình Huệ thôi các chức vụ
5 giờ trước Theo dòng thời sự
Trung ương Đảng đồng ý để ông Vương Đình Huệ thôi giữ các chức vụ: Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao phần đông người Nga không biểu tình phản chiến, mà ủng hộ Putin trong vấn đề Ukraine?