Một quả tên lửa "Lửa địa ngục" của Mỹ “đi lạc” qua Cuba, sau một hành trình bí ẩn, dẫn đến sự quan ngại về việc lộ bí mật công nghệ quân sự.

“Lửa địa ngục” của Mỹ “đi lạc” qua Cuba

Một Thế Giới | 08/01/2016, 13:03

Một quả tên lửa "Lửa địa ngục" của Mỹ “đi lạc” qua Cuba, sau một hành trình bí ẩn, dẫn đến sự quan ngại về việc lộ bí mật công nghệ quân sự.

Tên lửa "Lửa địa ngục" của Mỹ “đi lạc” qua Cuba hồi năm 2014, theo báo The Wall Street Journal.
Nỗi lo sợ lộ công nghệ quân sự bí mật vào tay các kẻ thù của Mỹ

Theo WSJ, quả tên lửa này không còn chất nổ, các quan chức Mỹ không sợ Cuba có thể tự sản xuất “Lửa địa ngục”. Các quan chức Mỹ không nghi Cuba muốn tự tìm hiểu quả tên lửa này, để có thể phát triển một công nghệ vũ khí tương tự.

Nhưng dù Mỹ không biết Cuba làm gì với quả tên lửa “đi lạc”, một số thiết bị cảm ứng và công nghệ bên trong nó có thể được Cuba chia sẻ cho các kẻ thù của Mỹ: Nga, CHDCND Triều Tiên hoặc Trung Quốc.

Không thể biết các kẻ thù của Mỹ đã nắm được thông tin nào về “Lửa địa ngục” hay không.

Đã có những ví dụ về việc mất công nghệ nhạy cảm trong quá trình vận chuyển, nhưng kiểu “đi lạc” qua những nước bị Mỹ cấm vận như Cuba, quả là chuyệnchưa bao giờ nghe được, theo các chuyên gia.

Peter Singer, một chuyên gia cao cấp của tổ chức nghiên cứu New America Foundation, nói có thể một số nước ngoài muốn nắm được bí mật của “Lửa địa ngục”, như bộ cảm ứng hoặc công nghệ chọn mục tiêu tấn công, để phát triển các biện pháp phòng chống, hoặc để cải thiện hệ thống tên lửa của họ.
 Sai lầm của nhân viên sân bay hay là chiến dịch tình báo?

Các quan chức Mỹ nói: vụ “đi lạc” này rất bất thường, chỉ ra những quan ngại lâu nay về sự an ninh cùng sự khó khăn của việc kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển quốc tế những “món hàng quan trọng”.

Các quan chức Mỹ cũng không biết sự sai phạm này là do lỗi vô tình khi chuyển quả tên lửa xuống tàu, hay là kết quả của một ý đồ độc ác.

Một quan chức nói với WSJ: “Liệu có kẻ nào đã nhận một khoản hối lộ để gởi nó đi nơi khác? Phải chăng đây là một chiến dịch tình báo, hay chỉ là một chuỗi sai lầm? Chúng tôi đang ráng tìm hiểu”.

Theo nguồn tin, vụ sai phạm này khiến các nhà điều tra và chuyên viên có trách nhiệm ra quy định nhằm tránh để lọt vũ khí vào tay địch-bị khó xử.

Phía B "phẩy" giao lộn "lô hàng đặc biệt" qua Cuba 
WSJ dẫn một nguồn tin cho biết, lẽ ra loại tên lửa hiện đại nhất của quân đội Mỹ phải đến châu Âu để tham gia một cuộc tập trận của NATO.

Nguồn tin này nói: thân tên lửa cùng các thiết bị quân sự nhạy cảm đều được đánh dấu cẩn thận khi trải qua khâu kiểm tra rất kỹ trước khi xuất khẩu. Thông tin về “lô hàng đặc biệt” cũng phải được thông báo rõ đến bất kỳ ai quản lý nó, rằng đây không phải là một lô hàng bình thường.

Hãng sản xuất Lockheed Martin Corp đã gởi “Lửa địa ngục”, sau khi công ty này được Bộ Ngoại giao Mỹ cấp phép. Bộ này giám sát việc chia sẻ công nghệ quân sự nhạy cảm với các đồng minh.

Người phát ngôn của Lockheed Martin từ chối bình luận, đề nghị WSJ hỏi các quan chức chính phủ Mỹ.

Nguồn tin cho biết “Lửa địa ngục” được chuyển đến Tây Ban Nha để tham gia cuộc tập trận. Nhưng không hiểu vì sao, sau khi được đóng thùng và chuyển lên một xe tải, nó bắt đầu chuyến đi khắp châu Âu rồi đến Đức.

Một quan chức Mỹ cho biết: quả tên lửa được đóng thùng ở Rota (Tây Ban Nha) được đưa lên xe tải của một công ty vận chuyển hàng hóa. Công ty này chuyển quả tên lửa cho một công ty khác.

Rồi phía “B phẩy” đưa nó lên một chuyến bay từ Madrid bay đến Frankfurt (Đức) trước khi nó lại được đưa lên một chuyến bay khác đến bang Florida của Mỹ.

Quan chức Mỹ này nói thêm: đến một lúc nọ, các nhân viên của chuyến bay đầu phát hiện quả tên lửa không có trong chuyến bay này.

Việc lần theo dấu vết lô hàng cho thấy nó được đưa lên xe tải của hãng hàng không Air France (Pháp) để chở đến sân bay quốc tế Charles de Gaulle ở Paris. Vào lúc “B phẩy” tìm ra lô hàng ở Florida, “Lửa địa ngục” đã được đưa lên một chuyến bay Air France bay đến Havana (Cuba).

WSJ không thể liên lạc với Air France, cho biết thêm, rằng khi quả tên lửa đến Havaana, một quan chức địa phương phát hiện ghi chú“lô hàng đặc biệt” trên thùng và đã tịch thu.

Đến tháng 7.2014, hãng Lockheed Martin phát hiện vụ mất tích của quả tên lửa, liền báo động với Bộ Ngoại giao Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra vụ “đi lạc” này.

Các sứ quán Cuba, Tây Ban Nha, Pháp và Đức ở Washington từ chối bình luận với WSJ.

Để mất "hàng nhạy cảm" rất khó đòi
Nguồn tin cũng nói, trong một năm qua, vào lúc quan hệ Mỹ-Cuba được lập lại, Mỹ đã ráng thuyết phục chính quyền Cuba trả lại quả “Lửa địa ngục”.
Cùng lúc, Cảnh sát liên bang Mỹ (FBI) tổ chức điều tra, lần theo tài liệu để xác định có phải điệp viên hoặc tội phạm hình sự đã đưa quả tên lửa này đến Cuba, hay chỉ là hậu quả của một loạt sai lầm.  

Theo WSJ, chính phủ Mỹ trả lời theo hai hướng về vụ mất “Lửa địa ngục”. Thứ nhất là đang ráng đòi lại, thứ hai là muốn xác định liệu ai đó đã cố tình “cho nó đi lạc”.

Cuộc điều tra này rất chậm, vì nhiều đầu mối quan trọng là ở châu Âu, nơi mà việc thu thập chứng cứ phải có được những đề nghị ngoại giao giữa các nước, và có thể mất nhiều năm mới điều tra xong.
Nguồn tin của WSJ nói: việc chuyển một vũ khí hiện đại qua Cuba, lúc đó chưa được Mỹ mở lại quan hệ ngoại giao, Cuba cũng bị Mỹ cấm vận hơn 50 năm, chính là một trong những sai lầm tệ hại nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, khi vận chuyển quốc tế công nghệ quân sự nhạy cảm.

Hồi tháng 6.2014, khi Mỹ phát hiện quả tên lửa ở Cuba, Bộ Ngoại giao Mỹ đang bí mật đàm phán để bình thường hóa quan hệ với Cuba. Đến cuối năm đó, hai bên tuyên bố sẽ bình thường hóa quan hệ, tái lập sứ quán và trao đổi tù nhân.

Nếu ai đó cố tình cho “Lửa địa ngục” đi lạc, tức vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí và luật cấm vận Cuba của Mỹ. Có 25 quốc gia bị cấm nhận vũ khí Mỹ xuất khẩu. Cuba bị đưa vào danh sách này năm 1984.  

Nếu cuộc điều tra kết luận vụ mất “Lửa địa ngục” là sai lầm của con người, cuộc điều tra hình sự sẽ kết thúc. Bộ Ngoại giao sẽ phải xem xét có nên đạt thỏa thuận nào về sự cố này với Lockheed Martin hay không.

Các công ty Mỹ vi phạm luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí có thể bị phạt hàng triệu USD.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết các công ty quốc phòng lớn như Northrop Grumman Corp. và Boeing Co đều đã có những thỏa thuận trong các năm qua.

Bộ cũng nói trong các năm 2000 và 2008, Lockheed Martin có tổng cộng 16 lần vi phạm.

Năm 2011, công ty quốc phòng BAE Systems PLC phải nộp phạt 79 triệu USD cho Bộ Tài chính Mỹ, vì vi phạm luật trên.

 “Lửa địa ngục”là tên lửa không đối đất, Lầu Năm Góc đặt tên cho nó để chỉ một loại tên lửa phóng từ trực thăng,

Ban đầu, “Lửa dịa ngục” được thiết kế làm vũ khí chống tăng, rồi được nâng cấp để trở thành một loại vũ khí quan trọng trong kho vũ khí chống khủng bố của chính phủ Mỹ.

Nó được gắn lên máy bay không người lái “Chim săn mồi”, để tấn công các mục tiêu khủng bố ở Yemen và Pakistan.

Bảo Vĩnh (theo The Wall Street Journal)
Bài liên quan
Nga quyết tâm phá vỡ phòng tuyến Ukraine bằng tên lửa xuyên lục địa, Kyiv đáp trả kiên cường với nguồn lực kiệt quệ
Theo New York Times, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã bước sang một giai đoạn mới, khốc liệt hơn, với việc Nga tăng cường các cuộc tấn công dọc các mặt trận ở miền đông và miền nam Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Lửa địa ngục” của Mỹ “đi lạc” qua Cuba