Dự án "Giúp tôi!" được xây dựng và ra đời hoàn toàn miễn phí để phục vụ cộng đồng trong đại dịch.

Nền tảng trực tuyến kết nối bác sĩ và bệnh nhân COVID-19

Thu Anh | 23/08/2021, 15:48

Dự án "Giúp tôi!" được xây dựng và ra đời hoàn toàn miễn phí để phục vụ cộng đồng trong đại dịch.

Tính kịp thời của ứng dụng công nghệ

"Giúp tôi!" là dự án thuộc Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia, dưới sự bảo trợ của Bộ TT-TT, Bộ Y tế và Trung tâm Đổi mới sáng tạo (Bộ Kế hoạch - Đầu tư). Dự án công nghệ này được thành lập bởi những chuyên gia công nghệ tên tuổi, nhằm mục đích chung tay hỗ trợ người dân Việt Nam đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Theo ông Hùng Trần - sáng lập dự án Giúp tôi!, hiện nay nhiều cơ sở y tế đang có dấu hiệu quá tải, vì vậy, ứng dụng Giúp tôi! đã và đang hỗ trợ số lượng bệnh nhân COVID-19 và giúp giảm tải áp lực lên các y bác sĩ ở tuyến đầu.

Mọi người dân đều có thể dễ dàng sử dụng ứng dụng Giúp tôi! với các thao tác đơn giản và được kết nối trực tiếp với các tình nguyện viên tư vấn, với tiêu chí “Đúng bệnh – Đúng người tư vấn”. 

giup-toi-nen-tang-truc-tuyen-ket-noi-bac-si-va-benh-nhan-covid-19-2-.png
Ứng dụng được xây dựng hoàn toàn miễn phí - Ảnh: T.A (chụp màn hình)

Sau khi tải ứng dụng từ Google Play hoặc Apple Store, khi cần được tư vấn trực tiếp từ các y bác sĩ hay các chuyên gia, người bệnh hoặc gia đình chỉ cần bấm nút để được kết nối tức thời và nhận sự trợ giúp thông qua tin nhắn hoặc cuộc gọi video. Mạng lưới các y bác sĩ và chuyên gia của Giúp tôi! ở Việt Nam cũng như trên thế giới được đào tạo theo hướng dẫn của Bộ Y tế để có thể hỗ trợ bệnh nhân 24/7, hoàn toàn miễn phí.

Được biết, Giúp tôi! kết nối hỗ trợ tư vấn cho người dân F(x) đang cách ly tại nhà, nhóm F0 nguy cơ thấp và nguy cơ trung bình (chiếm 70 - 85% tổng số F0 hiện tại). Nhóm không phải F0 nhưng cần hỗ trợ tư vấn y tế sức khoẻ (thai phụ, trẻ em, người khuyết tật, người có bệnh nền...); nhóm người dân đang cần hỗ trợ về vấn đề tâm lý.

Đội ngũ tình nguyện viên được tập huấn kiến thức chặt chẽ

Đội ngũ tình nguyện viên đầu vào của Giúp Tôi! đều được yêu cầu bằng cấp, chứng chỉ, thẻ công tác. Sau khi đăng ký tham gia dự án, Giúp tôi! sẽ chọn lọc tình nguyên viên tư vấn đầu vào theo các tiêu chí như bác sĩ hưu trí, bác sĩ tâm lý, nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa, dược sĩ, điều dưỡng...

giup-toi-nen-tang-truc-tuyen-ket-noi-bac-si-va-benh-nhan-covid-19-anh-1.png
Người dân có thể gửi yêu cầu hoặc trao đổi trực tiếp với các chuyên gia qua ứng dụng - Ảnh: T.A (chụp màn hình)

Ngoài ra, Giúp tôi! còn kết nối nguồn lực các F0 đã khỏi bệnh, đặc biệt là các F0 nằm trong đội ngũ nhân viên y tế đang bị cách ly. Lực lượng này sẽ tư vấn, hỗ trợ cho các F0 và F1 khác, thông qua chính trải nghiệm và kiến thức của họ.

Sau khi đã được sàng lọc, đội ngũ tình nguyện viên sẽ được cung cấp kiến thức về COVID-19 và tư vấn tâm lý trước và trong khi tham gia tư vấn. Nội dung tập huấn kiến thức được soạn và kiểm duyệt bởi Ban cố vấn chuyên môn.

TP.HCM triển khai hệ thống tra cứu thông tin người bệnh COVID-19

Qua thời gian vận hành hệ thống, Sở Y tế, Sở TT-TT và Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 Quốc gia đã phối hợp bổ sung các chức năng tiện ích, phục vụ tra cứu thông tin người cách ly và người bệnh COVID-19 đang điều trị tại các cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM.

Theo thông tin từ Cục Tin học hóa (Bộ TT-TT), hệ thống tra cứu thông tin người bệnh COVID-19 được xây dựng thông qua việc nâng cấp phần mềm, xây dựng kênh kết nối thông tin bệnh nhân trên hệ thống quản lý bệnh viện, cơ sở điều trị để cung cấp cho gia đình bệnh nhân có thể tra cứu được tình trạng bệnh nhân, nhắn tin đến người nhà bệnh nhân khi tình trạng bệnh của bệnh nhân thay đổi.

Về tra cứu thông tin người bệnh COVID-19 đang điều trị, thân nhân sau khi nhập thông tin của người bệnh COVID-19 tại địa chỉ https://tracuuf0.medinet.org.vn, hệ thống quản lý người cách ly và người bệnh COVID-19 sẽ tra cứu đầy đủ thông tin.

Thông tin về người bệnh COVID-19 sau khi tra cứu, bao gồm Bệnh viện điều trị (Tên bệnh viện, địa chỉ, số điện thoại); Tình trạng bệnh (Không triệu chứng; Mức độ nhẹ; Mức độ trung bình; Mức độ năng; Mức độ nguy kịch); Thông tin về người bệnh (Họ tên; giới tính; năm sinh, CMND/CCCD; Địa chỉ).

Về nhắn tin thông báo tình trạng người bệnh COVID-19, Cục Tin học hóa cho biết thân nhân người bệnh sẽ nhận được tin nhắn cập nhật thông tin diễn tiến của người bệnh qua số điện thoại người thân đã đăng ký khi người bệnh COVID-19 nhập viện. Hệ thống sẽ nhắn tin đến người thân của người bệnh khi người bệnh có sự thay đổi về tình trạng bệnh, chuyển viện hoặc xuất viện.

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, hệ thống tra cứu thông tin người bệnh COVID-19 sẽ hỗ trợ cung cấp đầy đủ thông tin người cách ly và người bệnh COVID-19, giúp cho thân nhân người bệnh được an tâm và cùng chung tay với Thành phố trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Những nền tảng ứng dụng công nghệ nêu trên sẽ là công cụ giúp cho chúng ta sớm chiến thắng đại dịch, đưa kinh tế sớm khôi phục trở lại.

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong kiểm soát và hỗ trợ điều trị COVID-19
Bộ KH-CN đã triển khai nhiều ứng dụng CNTT trong việc kiểm soát dịch bệnh và hỗ trợ điều trị COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng dự khởi công nhà máy chế tạo bảng mạch in điện tử 200 triệu USD
Chiều 13.4, Thủ tướng Chính phủ dự lễ khởi công nhà máy sản xuất, chế tạo các bảng mạch in điện tử 200 triệu USD tại Khu công nghiệp bờ trái Sông Đà.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nền tảng trực tuyến kết nối bác sĩ và bệnh nhân COVID-19