Theo các chuyên gia, những biện pháp hạn chế xuất khẩu đang được Mỹ xem xét để ngăn chặn sự tiến bộ của Trung Quốc trong sản xuất chất bán dẫn có thể phải trả cái giá đáng kể.

Nếu Mỹ ra biện pháp mới ngăn Trung Quốc phát triển chip, bất ổn sẽ bùng phát toàn cầu

Sơn Vân | 03/08/2022, 16:45

Theo các chuyên gia, những biện pháp hạn chế xuất khẩu đang được Mỹ xem xét để ngăn chặn sự tiến bộ của Trung Quốc trong sản xuất chất bán dẫn có thể phải trả cái giá đáng kể.

Điều đó có khả năng làm gián đoạn chuỗi cung ứng chip toàn cầu mong manh và gây tổn hại cho các doanh nghiệp Mỹ.

Reuters đưa tin hôm 1.8 rằng chính quyền Biden đang xem xét hạn chế các lô hàng thiết bị sản xuất chip của Mỹ cho các hãng chip nhớ ở Trung Quốc, vốn tạo ra chất bán dẫn tiên tiến được sử dụng trong mọi thứ từ smartphone đến trung tâm dữ liệu.

Các biện pháp sẽ ngăn các nhà sản xuất chip như Samsung Electronics và SK Hynix của Hàn Quốc vận chuyển các công cụ công nghệ mới đến các nhà máy đang vận hành ở Trung Quốc, ngăn họ nâng cấp nhà máy phục vụ khách hàng trên khắp thế giới.

Samsung Electronics và SK Hynix, công ty kiểm soát hơn một nửa thị trường chip nhớ NAND flash toàn cầu, đầu tư rất nhiều vào Trung Quốc trong những thập kỷ gần đây để sản xuất những chip quan trọng với khách hàng, bao gồm cả những gã khổng lồ công nghệ Apple, Amazon, Meta Plaforms (chủ sở hữu Facebook) và Google. Cũng như máy tính và smartphone, chip được sử dụng trong các sản phẩm như ô tô điện yêu cầu lưu trữ dữ liệu kỹ thuật số.

Lee Min-hee, nhà phân tích tại công ty BNK Securities, nói: “Chỉ riêng sản xuất tại Trung Quốc của Samsung Electronics đã chiếm hơn 15% sản lượng chip nhớ NAND flash toàn cầu… Nếu có bất kỳ sự gián đoạn sản xuất nào, nó sẽ khiến giá chip tăng vọt”.

Khả năng xảy ra bất ổn mới (các quy định của Mỹ vẫn chưa được phê duyệt) xuất hiện ngay sau khi tình trạng thiếu hụt nguồn cung chip toàn cầu làm gián đoạn các doanh nghiệp từ ô tô đến thiết bị tiêu dùng trong hơn 1 năm cuối cùng cũng có dấu hiệu giảm bớt. Các điều chỉnh chuỗi cung ứng và nhu cầu tiêu dùng suy yếu trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại đã kết hợp để sửa chữa thiệt hại.

Thế nhưng, sự thiếu hụt chip vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn. Bất kỳ dấu hiệu gián đoạn mới nào cũng có thể khơi dậy nguồn cung chip không chắc chắn, gây ra sự tăng giá, như đã thấy vào đầu năm nay khi Trung Quốc áp đặt các hạn chế về đại dịch ở thành phố Tây An, nơi Samsung sản xuất chip.

Thiết bị sản xuất chip phải được lắp đặt và thử nghiệm đầy đủ hàng tháng trước khi bắt đầu sản xuất. Bất kỳ sự chậm trễ nào trong việc vận chuyển thiết bị đến Trung Quốc sẽ đặt ra thách thức thực sự với các hãng chip khi tìm cách sản xuất chip tiên tiến hơn tại các cơ sở nước này.

Nhà phân tích Lee Min-hee của hãng BNK Securities cho biết: “Nhiều công ty Mỹ, trong đó có Apple, sử dụng chip nhớ Samsung Electronics và SK Hynix”.

Samsung Electronics và SK Hynix từ chối bình luận. Apple, Amazon, Meta Plaforms và Google đã không trả lời các email tìm kiếm bình luận ngoài giờ làm việc thông thường của Mỹ.

neu-my-ra-bien-phap-moi-ngan-trung-quoc-phat-trien-chip.jpg
Những biện pháp hạn chế xuất khẩu đang được Mỹ xem xét để ngăn chặn sự tiến bộ của Trung Quốc trong sản xuất chất bán dẫn có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng chip toàn cầu mong manh và gây tổn hại cho các doanh nghiệp Mỹ

Trong hoạt động sản xuất chip nhớ của Samsung Electronics ở Tây An, miền trung Trung Quốc, một trong những dự án chip nước ngoài lớn nhất nước này, công ty Hàn Quốc đã đầu tư tổng cộng khoảng 26 tỉ USD kể từ khi động thổ vào năm 2012, bao gồm sản xuất chip cũng như thử nghiệm và bao bì.

Theo các nhà phân tích, Samsung Electronics sản xuất các sản phẩm NAND flash 128 lớp ở Tây An, các chip lưu trữ dữ liệu trong các thiết bị như smartphone và máy tính cá nhân cũng như các trung tâm dữ liệu.

Cơ sở này chiếm 43% công suất sản xuất bộ nhớ NAND flash toàn cầu của Samsung Electronics và 15% tổng công suất đầu ra toàn cầu, theo dữ liệu TrendForce cuối năm ngoái.

Nếu được thông qua, cuộc đàn áp từ Mỹ cũng có thể làm phức tạp thêm tham vọng của SK Hynix trong việc mở rộng sự hiện diện trên thị trường NAND, nơi nó xếp thứ ba trong quý 1/2022 sau Samsung Electronics và Kioxia Holdings (Nhật Bản), vốn được tách ra khỏi Toshiba Corp.

Cuối năm ngoái, SK Hynix đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của thương vụ mua chip nhớ NAND của Intel trị giá 9 tỉ USD, bao gồm cả cơ sở sản xuất NAND tại thành phố Đại Liên, Trung Quốc.

Chiến lược Trung Quốc

Động thái đang được chính quyền Biden xem xét là một trong số những dấu hiệu gần đây cho thấy căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ ngày càng sâu sắc hơn ở lĩnh vực công nghệ.

Quốc hội tuần trước đã thông qua luật trợ cấp sản xuất chất bán dẫn ở Mỹ. Nó cấm bất kỳ công ty nào nhận trợ cấp liên bang đầu tư vào một số công nghệ chip nhất định tại Trung Quốc trong thời kỳ trợ cấp.

Căng thẳng ngày càng sâu sắc có thể khiến Samsung Electronics và SK Hynix phải xem xét lại chiến lược đầu tư vào Trung Quốc, theo các nhà phân tích và các nguồn tin trong ngành.

Kim Yang-jae, nhà phân tích của Daol Investment & Securities, cho biết: “Từ trước đến nay, các công ty có xu hướng đầu tư vào các nước như Trung Quốc, nơi có chi phí rẻ. Đó sẽ không còn là sự cân nhắc duy nhất nữa. Thay đổi lớn nhất mà những giới hạn tiềm năng này mang lại sẽ là nơi các nhà máy sản xuất chip tiếp theo được xây dựng".

Một số hãng cũng có thể đối mặt với lợi nhuận có khả năng giảm dần từ các nhà máy trị giá hàng tỉ USD của họ ở Trung Quốc, vốn có thể bị mắc kẹt trong việc sản xuất chip công nghệ cũ hơn, ít sinh lợi hơn.

SK Hynix không thể nâng cấp cơ sở sản xuất chip nhớ DRAM của mình ở thành phố Vô Tích, Trung Quốc với các máy in thạch bản cực tím (EUV) mới nhất của công ty ASML (Hà Lan). Lý do vì các quan chức Mỹ không muốn thiết bị tiên tiến được sử dụng trong quy trình nhập cảnh vào Trung Quốc.

Máy máy in thạch bản cực tím được sử dụng để tạo ra các chip tiên tiến hơn và nhỏ hơn trong các thiết bị cao cấp, chẳng hạn smartphone.

Căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ trong lĩnh vực công nghệ trở nên sâu sắc hơn dưới thời người tiền nhiệm của ông Biden là Donald Trump và tiếp tục kéo dài kể từ đó. Reuters đưa tin vào ngày 8.7 rằng chính quyền ông Biden cũng đang xem xét các hạn chế các lô công cụ sản xuất chip logic tiên tiến đến Trung Quốc, tìm cách cản sở sự tiến bộ của SMIC (nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc).

Cụ thể hơn, bộ phận giám sát chính sách xuất khẩu thuộc Bộ Thương mại Mỹ đang tích cực thảo luận về khả năng cấm xuất khẩu các công cụ sản xuất chip cho những nhà máy Trung Quốc tạo ra chất bán dẫn tiên tiến với quy trình 14 nanomet và nhỏ hơn. Mục đích là để cản trở nỗ lực của Trung Quốc trong việc tạo nên nhiều chip hiện đại.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Mỹ sẽ cho phép gửi những công cụ tương tự đó đến các nhà máy thuộc sở hữu của cùng một công ty nhưng sản xuất chất bán dẫn kém tiên tiến hơn, để bảo vệ nguồn cung khi thế giới phục hồi sau tình trạng thiếu chip.

Người phát ngôn của Bộ Thương mại Mỹ không bình luận trực tiếp về ý tưởng này, nhưng cho biết: "Với các đơn xin cấp phép xuất khẩu liên quan đến chất bán dẫn nói riêng, Bộ và các cơ quan đánh giá khác xem xét nhiều yếu tố trong việc đưa ra quyết định cấp phép, bao gồm cả công nghệ cho đề xuất xuất khẩu".

Bộ Thương mại Mỹ cũng nhấn mạnh rằng chính quyền Biden thường xuyên tham khảo ý kiến ​​của các đồng minh và ngành về cách điều chỉnh các biện pháp tốt nhất để từ chối Trung Quốc tiếp cận các công nghệ tiên tiến được sử dụng cho cả dân sự lẫn quân sự.

SMIC đã không trả lời khi được đề nghị bình luận về chuyện trên.

Quốc hội Mỹ tuần trước đã thông qua luật nhằm giúp Mỹ cạnh tranh với Trung Quốc bằng cách đầu tư hàng tỉ USD vào sản xuất chip trong nước.

Các nhà sản xuất chip nhận tiền theo biện pháp này sẽ bị cấm xây dựng hoặc mở rộng sản xuất với một số chip tiên tiến, bao gồm cả chip nhớ tiên tiến ở cấp độ do chính quyền quyết định, tại các quốc gia như Trung Quốc.

Bài liên quan
Mỹ lập liên minh chip khiến Trung Quốc lo lắng
Khả năng một liên minh mang tên Chip 4 giữa Mỹ với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan được thiết lập làm Trung Quốc - quốc gia ôm tham vọng trở thành nhà sản xuất bán dẫn hàng đầu vào năm 2030 - cảm thấy lo lắng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nếu Mỹ ra biện pháp mới ngăn Trung Quốc phát triển chip, bất ổn sẽ bùng phát toàn cầu