Nhiều phụ nữ đã báo cáo về sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Thế nhưng, nghiên cứu mới trên 1.273 phụ nữ ở Anh không tìm thấy mối tương quan nào.

Nghiên cứu với 1.273 phụ nữ, vắc xin COVID-19 không liên quan việc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt

Đan Thuỳ | 16/11/2021, 10:36

Nhiều phụ nữ đã báo cáo về sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình sau khi tiêm vắc xin COVID-19. Thế nhưng, nghiên cứu mới trên 1.273 phụ nữ ở Anh không tìm thấy mối tương quan nào.

Không thấy mối liên hệ nào giữa vắc xin COVID-19 và sự thay đổi kinh nguyệt

Nghiên cứu này đăng trên medRxiv trước khi được đánh giá ngang hàng.

Những phụ nữ trong nghiên cứu đã ghi chép cẩn thận về chu kỳ và ngày tiêm vắc xin của họ. Victoria Male từ Trường Cao đẳng Hoàng gia London cho biết: “Chúng tôi không phát hiện ra các bằng chứng chứng tỏ vắc xin COVID-19 có ảnh hưởng đến thời gian hoặc lượng kinh nguyệt của phụ nữ. Có thể là các nghiên cứu lớn hơn hoặc các nghiên cứu ở các quốc gia khác có tìm thấy các bằng chứng. Điều quan trọng cần lưu ý là hầu hết những người báo cáo có sự thay đổi sau khi tiêm vắc xin COVID-19 đều thấy chu kỳ kinh nguyệt sau của họ trở lại bình thường”.

Các nghiên cứu khác không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy vắc xin COVID-19 ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ, bà Male nói thêm.

anh-chup-man-hinh-2021-11-16-luc-10.40.22.png
Không có bằng chứng nào cho thấy vắc xin COVID-19 làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ - Ảnh: Reuters

An toàn khi tiêm kết hợp vắc xin COVID-19 và vắc xin cúm

Theo một báo cáo được công bố hôm 11.11 trên tạp chí The Lancet, việc tiêm vắc xin COVID-19 cùng với vắc xin cúm là an toàn và điều này có thể làm tăng tỷ lệ tiêm chủng.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ định ngẫu nhiên 697 tình nguyện viên đã tiêm mũi thứ hai vắc xin Pfizer (công nghệ mRNA) hoặc AstraZeneca (công nghệ vector vi rút) cùng 1 trong 3 loại vắc xin cúm hoặc giả dược. Nghiên cứu cho thấy hầu hết các đáp ứng với các mũi tiêm vắc xin là nhẹ hoặc trung bình và đáp ứng của kháng thể với vắc xin không bị ảnh hưởng bất lợi khi tiêm hai loại cùng lúc.

Nhóm nghiên cứu kết luận: Việc tiêm kết hợp vắc xin COVID-19 và vắc xin cúm “sẽ giảm bớt gánh nặng cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong việc cung cấp vắc xin, cho phép sử dụng vắc xin kịp thời để bảo vệ trước COVID-19 và cúm cho những người có nhu cầu”.

Bệnh nhân ung thư phổi đáp ứng tốt với vắc xin COVID-19

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy bệnh nhân ung thư phổi có thể được bảo vệ tốt khi tiêm vắc xin COVID-19 công nghệ mRNA ngay cả khi đang điều trị bằng phương pháp ức chế hệ thống miễn dịch.

Từ tháng 1 đến tháng 7.2021, các nhà nghiên cứu tại Pháp đã tiêm vắc xin Pfizer cho 306 bệnh nhân ung thư phổi, 70% trong số họ gần đây đã được điều trị bằng liệu pháp ức chế miễn dịch làm suy giảm khả năng đáp ứng của cơ thể với vắc xin.

Bệnh nhân có kháng thể COVID-19 từ lần nhiễm vi rút trước đó chỉ được tiêm một mũi vắc xin. Tuy nhiên hầu hết các bệnh nhân đã nhận đủ hai mũi vắc xin, theo một bài báo phát hành vào ngày 15.11 và dự kiến sẽ xuất bản trên tạp chí Thoracic Oncology.

Khoảng 10% bệnh nhân không phát triển được kháng thể với hai mũi vắc xin Pfizer đầu tiên, nhưng ở mũi tăng cường thì đã tạo ra kháng thể cho hầu hết, trừ 3 người bị rối loạn máu làm giảm tác dụng của vắc xin.

Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng trước khi có vắc xin, tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân ung thư phổi mắc COVID-19 là 30%. Trong nghiên cứu kéo dài 7 tháng này chỉ có 8 bệnh nhân, tương đương 2,6% tổng số, bị COVID-19 nhẹ. Vì nghiên cứu nhỏ và không ngẫu nhiên nên các nhà nghiên cứu đã kêu gọi nghiên cứu thêm để xác nhận những phát hiện của họ.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghiên cứu với 1.273 phụ nữ, vắc xin COVID-19 không liên quan việc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt