Với khả năng lây truyền mạnh, biến thể Delta của vi rút SARS-CoV-2 hiện chiếm hầu hết ca COVID-19 trên toàn cầu. Đến nay, vắc xin vẫn có thể chống lại bệnh hiểm nghèo và tử vong do Delta, nhưng các nhà khoa học vẫn trong tình trạng cảnh giác.

'Để đánh bại COVID-19, cần vắc xin thế hệ mới có thể ngăn lây truyền vi rút'

Sơn Vân | 16/11/2021, 09:26

Với khả năng lây truyền mạnh, biến thể Delta của vi rút SARS-CoV-2 hiện chiếm hầu hết ca COVID-19 trên toàn cầu. Đến nay, vắc xin vẫn có thể chống lại bệnh hiểm nghèo và tử vong do Delta, nhưng các nhà khoa học vẫn trong tình trạng cảnh giác.

Delta thống trị thế giới trừ Nam Mỹ

Được phát hiện lần đầu tiên ở Ấn Độ vào tháng 12.2020, biến thể Delta vẫn là phiên bản đáng lo ngại nhất của vi rút SARS-CoV-2.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại Delta là biến thể cần quan tâm, có nghĩa là chủng có khả năng tăng lây truyền, gây ra bệnh nặng hơn hoặc làm giảm lợi ích của vắc xin và phương pháp điều trị.

Theo Shane Crotty, nhà vi rút học tại Viện Miễn dịch học La Jolla ở thành phố San Diego (Mỹ), "siêu năng lực" của Delta nằm ở khả năng lây truyền.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, Delta dễ lây hơn hai lần so với các biến thể SARS-CoV-2 trước đây. Các nghiên cứu cho thấy có nhiều khả năng khiến người mắc COVID-19 nhập viện hơn so với các chủng trước đây.

Delta cũng có thể gây ra các triệu chứng sớm hơn 2 đến 3 ngày so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu, khiến hệ thống miễn dịch có ít thời gian hơn để bảo vệ.

Những người nhiễm Delta mang vi rút trong mũi của họ nhiều hơn 1.200 lần so với chủng SARS-CoV-2 ban đầu ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Số lượng vi rút ở những người được tiêm vắc xin nhiễm Delta ngang bằng với những người chưa chủng ngừa COVID-19 và cả hai đều có thể truyền vi rút cho người khác. Tuy nhiên, ở những người được tiêm vắc xin, lượng vi rút giảm nhanh hơn nên họ làm lây lan vi rút trong thời gian ngắn hơn.

Theo WHO, Delta chiếm 99,5% tổng số trình tự gen được báo cáo cho cơ sở dữ liệu công khai và đã "vượt trội" các biến thể khác ở hầu hết các quốc gia.

Một ngoại lệ là Nam Mỹ, nơi Delta đã lây lan từ từ và các biến thể khác trước đây được coi là mối đe dọa toàn cầu có thể xảy ra, đặc biệt là Gamma, Lambda và Mu, vẫn gây ra một tỷ lệ đáng kể các ca COVID-19 được báo cáo.

de-danh-bai-covid-19-can-vac-xin-the-he-moi-ngan-lay-truyen-vi-rut.jpg
Những người đi bộ dọc theo con phố mua sắm sau khi chính phủ Áo đặt khoảng 2 triệu người chưa tiêm vắc xin trong tình trạng phong tỏa ở thủ đô Vienna, Áo ngày 15.11 - Ảnh: Reuters

Biến thể phụ của Delta

Với Delta thống trị toàn cầu, nhiều chuyên gia về vắc xin hiện tin rằng tất cả biến thể trong tương lai sẽ là nhánh của chủng này.

Một "đứa cháu" đáng chú ý của Delta là AY.4.2 (hay Delta Plus) tập trung phần lớn ở Anh, nơi nó chiếm khoảng 10% các mẫu vi rút SARS-CoV-2 được giải trình tự.

AY.4.2 mang hai đột biến bổ sung trong protein gai, mà vi rút sử dụng để xâm nhập vào tế bào. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu xem những đột biến này nguy hiểm như thế nào, nếu có.

Cơ quan An ninh Y tế Anh đã chỉ định AY.4.2 là "biến thể đang được điều tra". Một phân tích sơ bộ cho thấy AY.4.2 không làm giảm đáng kể hiệu quả của vắc xin so với Delta, nhưng có một số bằng chứng cho thấy nó có thể dễ lây truyền hơn một chút, cơ quan này cho biết.

Theo WHO, AY.4.2 đã lây lan sang ít nhất 42 quốc gia, bao gồm cả Mỹ.

Cần vắc xin thế hệ mới có khả năng ngăn chặn sự lây truyền vi rút

Các chuyên gia vi rút đang theo dõi chặt chẽ sự tiến hóa của Delta, tìm kiếm bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nó mắc phải các đột biến cho phép biến thể có khả năng lây truyền cao xuyên thủng sự bảo vệ của kháng thể do vắc xin tạo ra và miễn dịch tự nhiên nhờ khỏi COVID-19.

Trong khi ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong, các loại vắc xin COVID-19 hiện tại không ngăn chặn sự lây nhiễm vi rút. SARS-CoV-2 vẫn có khả năng nhân lên trong mũi, ngay cả ở những người đã được tiêm vắc xin. Những người này sau đó có thể truyền vi rút qua các giọt khí dung nhỏ li ti.

Theo Tiến sĩ Gregory Poland, một nhà phát triển vắc xin tại Mayo Clinic (trung tâm y tế học thuật phi lợi nhuận của Mỹ), để đánh bại SARS-CoV-2 sẽ cần một vắc xin thế hệ mới có khả năng ngăn chặn sự lây truyền vi rút. Cho đến lúc đó, Gregory Poland và các chuyên gia khác cho rằng thế giới vẫn dễ bị tổn thương.

Bài liên quan
Chủng Delta dễ lây truyền ở những người đã tiêm 2 mũi vắc xin khiến miễn dịch cộng đồng khó lâu dài
Nghiên cứu ở Anh cho thấy những người đã được tiêm 2 mũi vắc xin dễ dàng lây truyền biến thể Delta trong các hộ gia đình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 4: Những con số biết nói
Các con số thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức gia tăng khá; đời sống của nhân dân đã được cải thiện, công tác an sinh xã hội được các cấp quan tâm thực hiện kịp thời, thiết thực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Để đánh bại COVID-19, cần vắc xin thế hệ mới có thể ngăn lây truyền vi rút'