Căng thẳng ở Biển Đông có thể vượt khỏi tầm kiểm soát khi nhóm tàu tác chiến sân bay HMS Queen Elizabeth bắt đầu thực hiện sứ mệnh hoạt động đầu tiên của nó.
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ lên đường vào tháng 5.2021 để đến khu vực châu Á, bao gồm hoạt động tại Biển Đông, ghé nhiều nước như Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore.
Đây được xem là đợt triển khai “tập trung sức mạnh hải quân và không quân lớn nhất của Anh”, đồng thời phản ánh chính sách của xứ sở sương mù về tăng cường sự hiện diện ở châu Á.
Tháng 3.2021, Thủ tướng Anh Boris Johnson thông báo khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương sẽ trở thành nơi tập trung về chính sách quốc phòng và ngoại giao của Anh khi nước này cân nhắc lại vị thế trên thế giới sau khi rời Liên minh châu Âu (EU).
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh gồm 8 tiêm kích, đi cùng 6 tàu chiến, 1 tàu ngầm và 14 trực thăng.
Các chuyên gia cảnh báo rằng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth sẽ có nguy cơ xảy ra sự cố với lực lượng Trung Quốc khi đi qua Biển Đông, một khu vực tranh chấp nóng bỏng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc gần đây thông báo rằng đang thực hiện "các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền", nhằm đáp trả các kế hoạch tuần tra của Anh.
HMS Queen Elizabeth sẽ có sự tham gia của hai tàu khu trục Type 45, hai khinh hạm Type 23, một tàu ngầm hạt nhân, một tàu chở dầu lớp Tide và tàu tiếp tế RFA Fort Victoria.
Chuyên gia ngoại giao Charles Parton, cựu cố vấn đặc biệt của Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Vương quốc Anh về Trung Quốc, cảnh báo rằng “chúng ta sẽ thấy nhiều căng thẳng hơn xung quanh chúng, do đó nguy cơ xảy ra sự cố lớn hơn” khi các tàu di chuyển qua vùng biển này.
Meia Nouwens, thành viên cấp cao về Chính sách Quốc phòng và Hiện đại hóa Quân sự của Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, cũng cảnh báo rằng “sự phát triển của tàu lặn và các phương tiện không người lái dưới nước của Trung Quốc là thách thức lớn hơn”.
“Chúng tôi biết Trung Quốc đang phát triển những khả năng này. Điều này sẽ là một thách thức bổ sung về cách chúng ta đối phó với các chiến thuật trong vùng xám”, bà Meia Nouwens cho hay.
Meia Nouwens cũng nêu quan ngại về “nhịp độ các cuộc tập trận” do Hải quân Trung Quốc thực hiện ở Biển Đông, làm dấy lên lo ngại về một cuộc giao tranh ngẫu nhiên.
Meia Nouwens nói cho đến nay đã có 44 cuộc xâm nhập của người Trung Quốc vào năm 2021, "nhiều lần vào cả ban ngày và ban đêm".
Biển Đông đang bị tranh chấp gay gắt vì các tuyến đường vận chuyển béo bở, khả năng đạt được các lợi thế chiến lược quân sự và sự giàu có của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, khoáng sản.
Trung Quốc đã xây và điều chỉnh các căn cứ đảo nhân tạo trong khu vực nhưng bị nhiều quốc gia láng giềng chỉ trích.
Khi HMS Queen Elizabeth chuẩn bị tuần tra Biển Đông, điều này có thể dẫn đến căng thẳng Trung Quốc – Anh tương tự như những năm trước.
Vào tháng 9.2018, một cuộc tuần tra tương tự đã được thực hiện trên tàu chiến HMS Albion của Anh.
Căng thẳng dường như đã vượt khỏi tầm kiểm soát khi Trung Quốc điều một tàu khu trục nhỏ và hai máy bay trực thăng đến khu vực, cho thấy thách thức quân sự sắp xảy ra. Song Reuters đưa tin vào thời điểm đó, cuộc chạm trán không dẫn đến bất kỳ sự thù địch nào.
Dù vậy, Trung Quốc đã gửi một cảnh báo lạnh lùng để đáp lại hành động này, nói với những người Anh rằng: “Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền và an ninh của mình”.
Mỹ là “liều thuốc giải độc chính” cho sự hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông.
Giáo sư Kerry Brown, chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc, nói với Express rằng liên lạc giữa Trung Quốc và Mỹ tồi tệ hơn sự thù địch thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Nga.
Ông nói: "Có thể có một sự hiểu lầm, có thể có một trường hợp mà căng thẳng leo thang. Hiện đối thoại quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc rất kém, một số người nói rằng nó còn tồi tệ hơn giữa Nga và Mỹ trong Chiến tranh Lạnh".