Một tờ báo Nga đưa tin ông Putin hứa ‘không tha, nếu Tổng thống Mỹ ký lệnh trừng phạt Nga và Điện Kremlin sẵn sàng trục xuất hàng chục nhà ngoại giao Mỹ cùng kê biên cơ sở ngoại giao của Mỹ.
Lời dọa nạt của Tổng thống Nga được đưa ranếu như Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt đạo luật mới trừng phạt kinh tế Nga, sau khi cả Thượng-Hạ viện Mỹ thông qua luật này ngày 27.7, trình chủ nhân Nhà Trắng ký.
Theo báo Kommersant (Nga) các quan chức Bộ Ngoại giao Nga nay đang chuẩn bị kê biên các cơ sở của Sứ quán Mỹ ở nhiều khu vực tại Moscowvà trục xuất 35 nhà ngoại giao Mỹ, nếu như ông Trump ký duyệt đạo luật trừng phạt Nga.
Nga còn dọa sẽ giảm số nhân viên ngoại giao Mỹ ở Ngađể ngang bằng số nhân viên ngoại giao Nga làm việc ở Sứ quán Nga tại Washington D.C.
Đấy là các biện pháp trả đũa của Nga, tương tự việc ông Barack Obama vào cuối nhiệm kỳ hồi cuối năm 2016 đã trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga, tịch thu hai cơ sở của Sứ quán Nga tại các bang Maryland và New York.
Lý do trừng phạt Nga của thời ông Obama: Nga can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2016.
Lúc đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin không phản ứngvì hy vọng sẽ lập được quan hệ tốt hơn với chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Ông Putin cũng bác bỏ cáo buộc Nga can thiệp cuộc bầu cử Mỹ. Ngày 27.7, trong một chuyến thăm Phần Lan, ông bày tỏ sự thất vọng ngày càng tăng về việc Mỹ trừng phạt Nga.
Đứng cạnh vị đồng nhiệm Phần Lan Sauli Niinisto trong cuộc họp báo chung, ông Putin nói lệnh cấm vận của Mỹ là “cực kỳ độc ác, hoàn toàn trái pháp luật nếu xét theo luật pháp quốc tế”.
Vị lãnh đạo Nga nói: “Như quí vị biết, chúng tôi đã hết sức kiên nhẫn và kiềm chế, nhưng đến lúc nào đó, chúng tôi sẽ phải trả đũa. Không thể cứ mãi tha thứ kiểu cách thô lỗ nhắm vào đất nước chúng tôi. Phản ứng của Nga sẽ tùy thuộc văn bản cuối cùng của dự luật mà Thượng viện Mỹ đang tranh luận”.
Cùng ngày 27.7 (giờ Mỹ) Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt Nga, Iran và CHDCND Triều Tiên, bất chấp sự phản đối của Nhà Trắng.
Cuộc bỏ phiếu của Thượng viện Mỹ có kết quả 98 phiếu thuận, 2 phiếu chống.
Hạ viện Mỹ cũng đã thông qua trước đó với 419 phiếu thuận và 3 phiếu chống.
Dự luật buộc Tổng thống Trump phải được Quốc hội Mỹ cho phépthì ông mới có thể dỡ bỏ bất kỳ lệnh cấm vận nào đối với Nga. Ông Trump đã có quan điểm cải thiện quan hệ với Nganên muốn nới lỏng các lệnh cấm vận Nga do chính quyền Obama.
Dự luật mới chỉ cần chữ ký của Tổng thống Trump là dự luật này có hiệu lực. Nếu ông dùng quyền phủ quyết, Quốc hội Mỹ vẫn có quyền bác quyết định của ông và thông qua thành luật.
Nhà Trắng vài ngày qua phát tín hiệu rằng ông Trump sẽ ký phê duyệt dự luật này.
Dựluật cũng đề xuất các biện pháp trừng phạt nhằm vào các ngân hàng nước ngoài hợp tác với Triều Tiên cũng như các cá nhân liên quan đến chương trình tên lửa đạn đạo của Iran và hợp tác làm ăn với Tehran.
Ngày 27.7, EU đã cảnh báo Mỹ chớ nên thông qua dự luật trừng phạt Ngavì chủ trương “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump không có nghĩa phớt lờ quyền lợi của châu Âu.
Luật của Mỹ cho phép Mỹ trừng phạt bất kỳ công ty nào tham gia các dự án ống dẫn khí đốt xuất khẩu của Nga. Đây là một sự đe dọa dự án xây một đường ống dẫn khí tự nhiên lớn giữa Nga và Đức khiến nhiều nhà đầu tư châu Âu muốn tham gia cùng.
Người phát ngôn của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng lên án lệnh cấm vận Nga của Mỹ, gọi luật này là ‘quái dị’ vì cấm vận Nga nhưng lại gây tổn thất cho các công ty châu Âu.
Vĩnh Thụy (theo Washington Post)