Tân Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga sẽ ra mắt quốc tế tại sự kiện ảo của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Do ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, cuộc họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) sẽ diễn ra bằng hình thức trực tuyến vào ngày mai (22.9).
Phiên họp thứ 75 diễn ra khi thế giớiphải đối mặt với những thách thức lớn: Cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu do COVID-19 gây ra suy thoái kinh tế nghiêm trọng, biến đổi khí hậu, căng thẳng gia tăng giữa hai thành viên quyền lực nhất là Mỹ và Trung Quốc…
Các năm trước,nhà lãnh đạo các nước thường đổ về trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), nhưng năm nay sẽ có bài phát biểu qua video được ghi hình trước.
Vì không cần có mặt trực tiếp nên dự kiến sẽ có nhiều nguyên thủ quốc gia hơn bình thường phát biểu trước UNGA. Những năm trước, nhà lãnh đạo các quốc gia có thể cử cấp phó hoặc ngoại trưởng đến dự.
Bài phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc - Tập Cận Bình và Thủ tướng Nga - Vladimir Putin dự kiến diễn ra ngày 22.9, đánh dấu lần xuất hiện đầu tiên tại UNGA của hai nhà lãnh đạo này kể từ năm 2015.
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình diễn rasau Tổng thống Donald Trump, người từng tuyên bố đích thân đến dự sự kiện này. Giờ đây, ông chủ Nhà Trắng sẽ đưa ra các nhận xét từ xa.
“Với ông Tập Cận Bình, ưu tiên là duy trì hợp tác quốc tế chống lại COVID-19 và làm thế nào để đưa nền kinh tế quốc tế trở lại sức khỏe tài chính. Lập trườngcủa Trung Quốc với Liên Hợp Quốc rất được ủng hộ", Yu Tiejun, Phó giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế tại Đại học Bắc Kinh, cho biết.
Ngược lại, Tổng thống Trump đã chỉ trích mạnh mẽ các tổ chức quốc tế. Tháng 5.2020, ông Trump cho biết sẽ rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), gọi cơ quan này là "con rối" của Trung Quốc - nhà tài trợ lớn thứ hai cho hệ thống Liên Hiệp Quốc sau Mỹ.
Tổng thống Mỹcũng đã từ chối Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) và đe dọa rút khỏi Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Dự kiến ông Trump sẽ chỉ trích Liên Hợp Quốc và phản ứng của tổ chức này với đại dịch COVID-19 trong phát biểu của mình hôm 22.9.
"Tôi hy vọng Trung Quốc sẽ không trả đũa bằng lời nói. Liên Hợp Quốc không thể hoạt động tốt nếu các cường quốc chính không hợp tác", Yu Tiejun nói.
Ichiro Fujisaki, cựu đại sứ Nhật Bản tại Mỹ, nhận xét: "Mỹ không thể hiện sự quan tâm lớn đến Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, cònTrung Quốc và Nga đang cố gắng thể hiện họ là cường quốc đa phương, theo chủ nghĩa toàn cầu".
Cũng đưa ra các phát biểu trong ngày đầu tiên ở cuộc tranh luận cấp cao sẽ là Tổng thống Iran - Hassan Rouhani, đối thủ khác của Mỹ, theo sau là Tổng thống Pháp - Emmanuel Macron.
Tổng thống Hàn Quốc, Moon Jae-in sẽ phát biểu tại UNGA lần cuối trước khi hết nhiệm kỳ vào năm tới. Tân Thủ tướng Nhật Bản - Yoshihide Suga sẽ ra mắt trên sân khấu thế giới vào ngày 25.9.
Đều bị kẹt giữa các mối quan hệ an ninh gần gũivới Mỹ và mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, dự kiếnông Moon Jae-in và Yoshihide Suga sẽ thận trọng hơn trong trường hợp ông Trump thắng nhiệm kỳ thứ hai trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào ngày 3.11 tới.
Cuộc họp diễn ra trực tuyến nên ông Yoshihide Suga bỏ lỡ cơ hội bắt đầu xây dựng các mối quan hệ quốc tế trực tiếp. Với cựu Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, sự hòa nhập này là yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của ông.
Ichiro Fujisaki, người cũng đại diện cho Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc, nói: “Thông thường, UNGA quan trọng với các cuộc họp song phương bên ngoài và các cuộc họp nhóm nhỏ hơn là với hội đồng”.
Ngoài cuộc họp của UNGA, một số diễn đàn ảo khác được lên lịch cho tuần này.
Ngày 24.9, ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ tham gia một cuộc họp về "duy trì hòa bình và an ninh quốc tế". Nigeria, thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an, đã xác nhận thông tin này với trang Nikkei. Tại cuộc họp, các chức sắc sẽ thảo luận về quản trị toàn cầu sau cuộc khủng hoảng COVID-19.
Cùng ngày 24.9, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc - Antonio Guterres, Thủ tướng Đức - Angela Merkel và Thủ tướng Anh - Boris Johnson sẽ tham gia hội nghị bàn tròn về biến đổi khí hậu.
Phát biểu đầu tiên ở cuộc họp của UNGA ngày 22.9, ông Antonio Guterres có khả năng sẽ thúc giục các nhà lãnh đạo thế giới phối hợp đối phó với đại dịch COVID-19 và hợp tác phát triển vắc xin.
“Điều hoàn toàn cần thiết là vắc xin phải được coi là hàng hóa công cộng toàn cầu”, ông Antonio Guterres nói tuần trước.
Ông Antonio Guterres dự kiến sẽ yêu cầu các nước điều chỉnh kế hoạch phục hồi kinh tế của họ với các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, vốn dường như không thể đạt được vào thời hạn năm 2030.
Xem thêm:‘Trung Quốc có thể bị phương Tây trừng phạt nặng nếu tấn công Đài Loan’
Nhà lãnh đạo Đài Loan: Trung Quốc phải tự kiềm chế, không được kích động
Nhà lãnh đạo Đài Loan phản hồi về thông tin nói chuyện với tân Thủ tướng Nhật
Trung Quốc cảnh báo Nhật chớ nên quan hệ gần gũi với Đài Loan sau thông tin sốc
Báo Trung Quốc: ‘Nếu Đài Loan và Mỹ tiếp tục khiêu khích, cuộc chiến sẽ nổ ra’
Báo Trung Quốc mỉa mai 'chính quyền Trump là hổ giấy' khi chấp nhận thỏa thuận TikTok
ByteDance bác tin Mỹ nắm giữ phần lớn TikTok Global, lý giải khoản 5 tỉ USD ông Trump muốn
Báo Trung Quốc, Oracle, Walmart lên tiếng khi ông Trump cho TikTok đường sống ở Mỹ
Ông Trump chấp nhận thỏa thuận TikTok, Oracle và Walmart, đòi 5 tỉ USD lập quỹ giáo dục
Nhiều ngôi sao rục rịch chuyển nền tảng, đối thủ nào của TikTok ở Mỹ sẽ thắng?
CEO TikTok kêu gọi Facebook, Instagram giúp chống lại lệnh cấm TikTok ở Mỹ
TikTok, WeChat bị Mỹ xóa khỏi kho ứng dụng Apple, Google: Thiếu tính năng, tụt hậu
Trả đũa Mỹ, Trung Quốc ban hành quy tắc về danh sách thực thể không đáng tin cậy
Ông Biden bác bỏ việc sắp có vắc xin COVID-19, nói người Mỹ đừng tin lời Tổng thống Trump
Nhân Hoàng