Hội đồng quân sự cầm quyền Myanmar cho biết đang hợp tác với 5 quốc gia láng giềng và coi trọng lời nói của họ cùng bất kỳ nước nào tôn trọng sự ổn định ở Myanmar.

Quân đội Myanmar nói đang hợp tác với Trung Quốc và 4 nước, các nhà hoạt động kêu gọi Nhật ra tay

Nhân Hoàng | 23/03/2021, 16:35

Hội đồng quân sự cầm quyền Myanmar cho biết đang hợp tác với 5 quốc gia láng giềng và coi trọng lời nói của họ cùng bất kỳ nước nào tôn trọng sự ổn định ở Myanmar.

Chính quyền quân sự Myanmar cho biết thông tin này hôm 23.3.

Theo Reuters, trong cuộc họp báo ở Thủ đô Naypyitaw hôm 23.3, người phát ngôn quân đội Myanmar - Zaw Min Tun cho biết Trung Quốc là bạn với Myanmar nhưng không nói rõ những nước khác cũng như mức độ hợp tác của họ.

Zaw Min Tun nói lãnh đạo quân đội Myanmar - Thống tướng Min Aung Hlaing đã bày tỏ rằng ông muốn tiếp tục làm bạn với cộng đồng quốc tế.

quan-doi-myanmar-noi-dang-hop-tac-voi-trung-quoc2.jpg
Người phát ngôn quân đội Myanmar - Zaw Min Tun

Trước đó, Zaw Min Tun cho biết 164 người biểu tình đã thiệt mạng trong các vụ bạo lực và bày tỏ sự đau buồn trước những cái chết?!

Họ cũng là công dân của chúng tôi”, ông Zaw Min Tun nói.

Trong khi nhóm hoạt động của Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP) nói ít nhất 261 người đã thiệt mạng trong các cuộc đàn áp khắc nghiệt của lực lượng an ninh.

Zaw Min Tun đổ lỗi cho những người biểu tình về bạo lực và đốt phá, đồng thời cho biết 9 thành viên của lực lượng an ninh đã thiệt mạng.

"Chúng ta có thể gọi những người biểu tình ôn hòa này không? Quốc gia hoặc tổ chức nào coi bạo lực này là hòa bình?", ông nói, trong khi phát một đoạn video về các nhà máy bị cháy.

Quân đội Myanmar không có kế hoạch ngay lập tức để dỡ bỏ các hạn chế với internet vì bạo lực ở nước này đang bị kích động trực tuyến.

Zaw Min Tun nói điều quan trọng nhất với đất nước là pháp quyền và sự ổn định, vì vậy internet sẽ bị hạn chế trong “một khoảng thời gian nhất định”. Ông nói rằng quân đội tôn trọng các phương tiện truyền thông và dù báo cáo các cuộc biểu tình được cho phép, việc dẫn dắt họ là "một tội ác".

quan-doi-myanmar-noi-dang-hop-tac-voi-trung-quoc1.jpg
Kyaw Kyaw Soe và Zaw Min Htut tham dự cuộc họp báo "Khôi phục dân chủ ở Myanmar" tại Câu lạc bộ phóng viên nước ngoài của Nhật Bản tại Tokyo ngày 23.3

Ở Nhật Bản, các nhà hoạt động Myanmar kêu gọi Chính phủ Nhật và cộng đồng quốc tế thực hiện các bước mạnh mẽ hơn “ngăn chặn giết người” ở quê hương họ, thúc giục việc áp đặt lệnh cấm vận vũ khí để gây áp lực lên chính quyền quân sự.

Dù Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đã áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt với các nhóm và cá nhân có liên quan đến cuộc đảo chính hồi tháng trước, nhưng các nhà hoạt động cho biết cần phải có thêm áp lực, đặc biệt là từ Nhật Bản.

Kyaw Kyaw Soe, Giám đốc Hội đồng quản trị của Hiệp hội Công dân Myanmar tại Nhật Bản, kêu gọi Tokyo sử dụng quyền lực của mình để nói chuyện trực tiếp với các tướng lĩnh, những người có cuộc đàn áp tàn bạo các cuộc biểu tình đã khiến ít nhất 261 người thiệt mạng.

Tôi nghĩ rằng Chính phủ Nhật Bản có một số loại quyền lực, ngoại giao, kinh tế và cả chính trị. Tôi nghĩ Chính phủ Nhật Bản nên trực tiếp nói chuyện với các nhà lãnh đạo quân đội. Cộng đồng quốc tế phải đẩy mạnh... để ngăn chặn vụ giết người ở Myanmar, không chỉ đưa ra tuyên bố hoặc đưa ra bình luận”, ông nói trong một cuộc họp báo ở Tokyo.

Tuần trước, một quan chức Nhật Bản cho biết nước này đang theo dõi các diễn biến ở Myanmar kể từ sau cuộc đảo chính và sẽ xem xét cách ứng phó. Nhật Bản là nhà tài trợ, viện trợ lớn cho Myanmar, từ lâu đã có quan hệ kinh tế và kinh doanh chặt chẽ với quốc gia Đông Nam Á.

Zaw Min Htut, người đứng đầu Hiệp hội Rohingya Miến Điện tại Nhật Bản, nói không ai nên công nhận chính phủ quân sự dưới bất kỳ hình thức nào, mô tả các biện pháp chống lại những kẻ đảo chính là “trừng phạt rất nhỏ”.

Tôi nghĩ như vậy là chưa đủ. Bạn cần phải làm nhiều hơn, theo một cách mạnh mẽ hơn. Ít nhất Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nên đưa ra lệnh cấm vận vũ khí với Myanmar”, ông nói.

Chính quân đội đã thực hiện tội ác diệt chủng với người dân của tôi, người Rohingya, vào năm 2017. Sau 4 năm, họ đang thực hiện những điều tương tự trên đường phố Yangon, Mandalay, Meiktila. Mọi nơi trên đất nước”, Zaw Min Htut nói thêm.

Hôm 22.3, EU cùng Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt với các cá nhân liên quan đến cuộc đảo chính và đàn áp người biểu tình.

Các lệnh trừng phạt của EU là phản ứng quan trọng nhất của khối này kể từ khi chính phủ được bầu của bà Suu Kyi bị lật đổ vào ngày 1.2.

Trong 11 người mà EU nhắm mục tiêu có Tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh quân đội Myanmar và người đứng đầu quân đội đã nắm quyền.

EU đã có lệnh cấm vận vũ khí với Myanmar và nhắm vào một số quan chức quân sự cấp cao kể từ năm 2018.

Bộ trưởng Ngoại giao Đức - Heiko Maas nói với các phóng viên trước cuộc họp rằng cuộc đàn áp của quân đội "đã đến mức không thể chịu nổi".

Các nhà ngoại giao EU cho biết sẽ có những biện pháp mạnh tay hơn nữa khi khối này có động thái nhắm vào các doanh nghiệp do quân đội điều hành.

Mỹ đã trừng phạt Min Aung Hlaing và các biện pháp được công bố hôm 22.3 đã mở rộng danh sách.

Hành động của Mỹ nhằm vào cảnh sát cấp cao Than Hlaing và sĩ quan quân đội Aung Soe, cũng như hai sư đoàn quân đội Myanmar là Sư đoàn bộ binh hạng nhẹ 33 và Bộ binh hạng nhẹ 77.

Ngoại trưởng Mỹ - Anthony Blinken cho biết các thành viên của Sư đoàn 33 đã bắn đạn thật vào đám đông ở Mandalay. Cả hai đơn vị đều là một phần của “các chiến lược có hệ thống được lên kế hoạch để tăng cường sử dụng vũ lực sát thương” của lực lượng an ninh, ông nói.

Không có phản ứng ngay lập tức từ chính quyền quân sự Myanmar, cho đến nay không có dấu hiệu bị lung lay trước sự lên án của quốc tế về các hành động của họ.

Bài liên quan
Nhà lập pháp thuộc đảng của bà Thái Anh Văn tố Trung Quốc ủng hộ quân đội Myanmar đảo chính
Hàng trăm người từ cộng đồng người Myanmar ở Đài Loan đã tập hợp tại trung tâm Đài Bắc hôm 21.3 để phản đối quân đội đảo chính, hát những bài thách thức, cầm hoa hồng trắng và đỏ để tang những đồng bào đã chết.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khó giảm tiếp lãi suất huy động để giúp giảm suất cho vay
1 giờ trước Tài chính và đầu tư
TS Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng mặt bằng lãi suất huy động đã giảm khá sát so với mức lạm phát, nên việc tiếp tục giảm lãi suất huy động để giúp giảm lãi suất cho vay là khó xảy ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quân đội Myanmar nói đang hợp tác với Trung Quốc và 4 nước, các nhà hoạt động kêu gọi Nhật ra tay