Quốc hội đã thống nhất bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc với 467 phiếu đồng ý (chiếm 96,8% tổng số đại biểu Quốc hội).

Quốc hội bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc

Lam Thanh | 03/11/2020, 19:29

Quốc hội đã thống nhất bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc với 467 phiếu đồng ý (chiếm 96,8% tổng số đại biểu Quốc hội).

Chiều 3.11, sau phiên họp kín, Quốc hội bãi nhiệm đại biểu Quốc hội đối với ông Phạm Phú Quốc, Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, bằng hình thức bỏ phiếu kín.

Kết quả kiểm phiếu cho thấy Quốc hội đã thống nhất bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc với 467 phiếu đồng ý (chiếm 96,8% tổng số đại biểu Quốc hội).

Dự thảo Nghị quyết bãi nhiệm cũng đã được Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trình bày và các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua với 429 đại biểu tán thành (chiếm 89% tổng số đại biểu Quốc hội).

Nghị quyết nêu rõ ông Phạm Phú Quốc không trung thực trong báo cáo với tổ chức, vi phạm tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của cử tri và nhân dân.

Chiều 2.11, sau khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình, các đại biểu đã về thảo luận ở tổ việc bãi nhiệm đối với ông Quốc.

Trong đợt 2 này và cả đợt 1 họp trực tuyến (từ ngày 20 đến 27.10), ông Phạm Phú Quốc đều không tham gia họp.

Như Một Thế Giới đã đưa tin, hồi tháng 8.2020, Hãng tin Al Jazeera (Qatar) tung loạt bài viết cho biết chương trình hộ chiếu của Cộng hòa Cyprus cho phép những ai đầu tư ít nhất khoảng 2,5 triệu USD có thể sở hữu hộ chiếu nước này, đồng nghĩa cá nhân đó trở thành công dân Liên minh châu Âu (EU), được đi lại, làm việc tự do ở 27 nước thành viên EU và có thể nhập cảnh vào 174 quốc gia mà không cần visa.

Ông Phạm Phú Quốc và vợ nằm trong danh sách những người nước ngoài đã sở hữu hộ chiếu Cộng hòa Cyprus mà Al Jazeera tiết lộ.

Theo tài liệu mật trong loạt bài điều tra của Al Jareeza (Qatar), đơn xin quốc tịch của bà Nguyễn Phan Diệu Phương cùng chồng là đại biểu Quốc hội Phạm Phú Quốc được Bộ Nội vụ Cộng hòa Cyprus thông qua ngày 12.12.2018.

Sau đó, trả lời báo chí, ông Phạm Phú Quốc thừa nhận có quốc tịch Cyprus từ giữa năm 2018, tuy nhiên quốc tịch này là do gia đình ông bảo lãnh. Ông cho biết thông tin về việc ông mua quốc tịch thứ hai là không chính xác.

Ông Phạm Phú Quốc, 52 tuổi, quê Quảng Trị, từng giữ các chức vụ Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển TP.HCM, Tổng giám đốc Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP.HCM (HFIC), Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bến Thành TNHH MTV.

Ngày 4.12.2019, ông Quốc được UBND TP.HCM bổ nhiệm làm Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC), thay ông Tề Trí Dũng đã bị bắt trước đó về hành vi tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Bài liên quan
Sẽ xác minh thông tin ĐBQH Phạm Phú Quốc mua hộ chiếu Cộng hòa Síp
Đó là thông tin do ông Trần Văn Tuý, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội trả lời Một Thế Giới

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
40 phút trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội bãi nhiệm ông Phạm Phú Quốc