Ngày 29.5, Tổng thống Donald Trump hạ lệnh bắt đầu quá trình xóa bỏ quy chế thương mại đặc biệt mà Mỹ dành cho Hồng Kông nhiều năm nay nhằm đáp trả kế hoạch áp đặt luật an ninh với đặc khu của chính quyền Bắc Kinh.

Sẽ ra sao nếu Mỹ thu hồi ưu đãi thương mại dành cho Hồng Kông?

30/05/2020, 08:20

Ngày 29.5, Tổng thống Donald Trump hạ lệnh bắt đầu quá trình xóa bỏ quy chế thương mại đặc biệt mà Mỹ dành cho Hồng Kông nhiều năm nay nhằm đáp trả kế hoạch áp đặt luật an ninh với đặc khu của chính quyền Bắc Kinh.

Hồng Kông hưởng lợi từ quan hệ thương mại đặc biệt với Mỹ - Ảnh: Nikkei Asian Review

Hồng Kông vốn nổi tiếng với vị thế trung tâm tài chính hàng đầu, nền kinh tế tự do cùng chế độ thuế cạnh tranh thu hút nhiều công ty đa quốc gia đến làm ăn.

Nhiều năm qua họ hưởng lợi từ quan hệ thương mại đặc biệt với Mỹ: độc lập về hải quan với Trung Quốc, có hải cảng tự do đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu không chịu thuế – biến nơi đây thành trung tâm thương mại toàn cầu.

Giám đốc điều hành Công ty Coriolis Technologies Rebecca Hardin cho biết Mỹ hiện đối xử với Hồng Kông như một đồng minh nên đặc khu này hưởng quy định lẫn thuế quan khác biệt cho phép họ giao thương tự do hơn, đặc biệt ở thị trường vốn.

Năm 2018 Hồng Kông có khối lượng giao thương cao thứ 7 thế giới (tổng giá trị đạt 1.200 tỉ USD). Phần lớn hàng hóa chuyển qua hoặc xuất phát từ Trung Quốc đại lục, khoảng 8% hàng Trung Quốc xuất sang Mỹ và 6% hàng Mỹ nhập vào Trung Quốc đi qua Hồng Kông.

Như vậy có thể thấy đặc khu đóng vai trò kết nối thị trường Trung Quốc với thế giới. Nhưng nếu quy chế thương mại thay đổi sẽ đe dọa đến vai trò này.

Hồng Kông với nền kinh tế tự do cùng chế độ thuế cạnh tranh thu hút nhiều công ty đa quốc gia đến làm ăn - Ảnh: The Star

Một khi bị Mỹ đối xử như với Trung Quốc, hàng hóa Hồng Kông phải chịu hàng loạt loại thuế kể cả thuế ban hành lúc hai nước thương chiến.

Tiến sĩ Tim Summers thuộc cơ quan nghiên cứu Chatham House nhận định các công ty sẽ tính toán lại hoạt động kinh doanh nếu quy chế thương mại không còn như trước. Doanh nghiệp có thể bỏ qua Hồng Kông để chuyển hàng trực tiếp vào Trung Quốc, hàng hóa đến tay người tiêu dùng có giá cao hơn.

Kinh tế Hồng Kông nay chỉ đóng góp 2 - 3% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trung Quốc thay vì 18% năm 1997. Do đó thu hồi ưu đãi thương mại chỉ khiến Hồng Kông thiệt hại chứ chưa chắc là đòn giáng mạnh với Trung Quốc.

Mặc dù vậy chính quyền Bắc Kinh không muốn đặc khu mất đi vị thế trung tâm tài chính hàng đầu. Nhiều công ty Trung Quốc chọn niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông vì nơi đây có khả năng tiếp cận nguồn vốn toàn cầu – điều mà hai sàn Thẩm Quyến, Thượng Hải khó lòng cạnh tranh lại do bị kiểm soát nguồn vốn ra vào Trung Quốc.

Mỹ cũng sẽ chịu ảnh hưởng. Nếu Hồng Kông bị đối xử như với Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ phải tốn nhiều tiền hơn cho hàng hóa xuất xứ từ đặc khu này.

Năm 2018 tổng giá trị thương mại Mỹ - Hồng Kông đạt gần 67 tỉ USD, kim ngạch nhập khẩu vào Mỹ là 17 tỉ USD.

Cẩm Bình (theo BBC News)

Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sẽ ra sao nếu Mỹ thu hồi ưu đãi thương mại dành cho Hồng Kông?