Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở các nước châu Á, Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước, trong đó có mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Siết chặt mua thủy sản Việt Nam, Trung Quốc toan tính gì?

Tuyết Nhung | 06/05/2021, 14:28

Trong bối cảnh dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh ở các nước châu Á, Trung Quốc đã kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu hàng hóa từ các nước, trong đó có mặt hàng thủy sản của Việt Nam.

Nhờ tăng trưởng gần 17% trong tháng 3 vừa qua với trên 735 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước trong quý 1 đạt 1,7 tỉ USD, tăng gần 7% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, diễn biến xuất khẩu tôm và cá tra của Việt Nam hiện nay đang phụ thuộc vào biến động của các thị trường nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc. Mặt hàng tôm được dự báo có triển vọng tích cực hơn so với cá tra do tín hiệu khả quan từ phân khúc bán lẻ tại các thị trường lớn như Mỹ, EU... Tại những thị trường này, việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19 trên diện rộng cũng giúp người dân yên tâm hơn và quay lại với các hoạt động tiêu dùng.

ca-tra_1595470663(1).jpg
Xuất khẩu cá tra Việt Nam phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc - Ảnh: Internet

Mặt hàng thủy sản nói chung và cá tra nói riêng của Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện quốc gia này đang siết chặt các biện pháp phòng dịch COVID-19 từ cuối năm 2020 đến nay, điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến việc xuất khẩu thủy sản từ Việt Nam sang Trung Quốc.

Theo phản ánh từ các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào thị trường này, từ tháng 11.2020 đến nay, cửa khẩu Trung Quốc đã bắt đầu áp dụng chế độ kiểm soát, xông trùng và truy xuất nguồn gốc 100% lô hàng đông lạnh tại hầu hết các cảng lớn và quan trọng như: Thượng Hải, Vũ Hán, Thiên Tân, Thanh Đảo,... Kế hoạch này của Trung Quốc nhằm tăng cường kiểm soát gắt gao hơn hàng thủy sản đông lạnh từ các nước, trong đó có Việt Nam.

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng ý đồ kiểm soát dịch của Trung Quốc để hạn chế các nước nhập khẩu vào là nhằm mục đích lôi kéo các nhà xuất khẩu Trung Quốc quay lại phục vụ thị trường nội địa. Vì vậy, Trung Quốc sẽ còn kiểm soát chặt chẽ thực phẩm, đặc biệt là hàng thủy sản trong giai đoạn dịch COVID-19 đang bùng phát mạnh tại các nước châu Á.

Do vậy, Vasep dự báo xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc khó phục hồi mạnh thời gian tới. Tuy nhiên, đây sẽ là cơ hội để Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang thị trường lớn khác, thay thế thị trường Trung Quốc.

Thời điểm cuối năm 2020, doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam từng bị "điêu đứng" vì những quy định kiểm soát dịch bệnh từ Trung Quốc. Những doanh nghiệp này đã phải kêu cứu lên Bộ trưởng Bộ NN&PTNT để giải quyết tình hình.

Không những vậy, các thương lái Trung Quốc thường đặt hàng cá tra Việt Nam từ rất sớm, tuy nhiên giá lại không tăng và tình hình mua bán với Trung Quốc cũng bấp bênh, các đơn hàng hay bị hủy đột xuất khiến người nuôi và doanh nghiệp Việt lao đao. Do đó, không ít lần giới chuyên gia trong nước đã phải lên tiếng khuyến cáo người dân và doanh nghiệp cần thận trọng mở rộng quy mô nuôi trồng và xuất khẩu khi làm ăn với các đối tác Trung Quốc.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
12 phút trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Siết chặt mua thủy sản Việt Nam, Trung Quốc toan tính gì?