VPower niêm yết tại Hồng Kông đang chịu áp lực vì kinh doanh với các công ty của quân đội Myanmar.

Tập đoàn năng lượng Trung Quốc bị bóc mẽ hỗ trợ cho quân đội Myanmar

Nhân Hoàng | 05/05/2021, 08:06

VPower niêm yết tại Hồng Kông đang chịu áp lực vì kinh doanh với các công ty của quân đội Myanmar.

Các công ty năng lượng Trung Quốc ký hợp đồng xây dựng các nhà máy điện ở Myanmar đã bị đình chỉ dự án và một số đang cân nhắc rút khỏi thị trường. Đây là dấu hiệu cho thấy cuộc đảo chính quân sự ở quốc gia Đông Nam Á này có thể làm nản lòng ngay cả các nhà đầu tư Trung Quốc.

Các dự án do các công ty năng lượng mặt trời và khí đốt hóa lỏng do nhà nước Trung Quốc thực hiện sẽ khó thực hiện ngay cả trước khi quân đội tiếp quản chính quyến vào ngày 1.2, những người trong cuộc cho biết. Giờ đây, cuộc đảo chính có những vấn đề phức tạp hơn nữa.

Đã bảo đảm giá thầu dưới thời chính phủ bị lật đổ của bà Aung San Suu Kyi thông qua hai cuộc đấu thầu gây tranh cãi, các công ty đang trở lại tiêu điểm. Một nhà thầu lớn được các nhà vận động nhân quyền xác định là làm ăn trực tiếp với quân đội Myanmar là VPower (niêm yết tại Hồng Kông, Trung Quốc). VPower đã trúng thầu 4/5 dự án nhà máy điện khí và khí đốt tự nhiên hóa lỏng trong cuộc đấu thầu khẩn cấp năm 2019 của Myanmar, được cho là đang cho thuê đất thuộc sở hữu quân sự.

Các nhóm nhân quyền đã gây áp lực lên các doanh nghiệp nước ngoài đang tiếp tục giao dịch với quân đội, vốn đã giết chết hơn 750 dân thường kể từ khi Thống tướng Min Aung Hlaing lật đổ chính quyền dân sự trong cuộc đảo chính. Ngay cả khi nhà sản xuất bia Nhật Bản - Kirin và nhà tài phiệt người Singapore - Lim Kaling công bố kế hoạch cắt đứt quan hệ với các thực thể quân sự trong vòng vài ngày sau cuộc đảo chính, VPower và những công ty khác dường như đang tiến tới các thỏa thuận.

VPower đang thuê đất tại thị trấn Thanlyin ở Yangon (thành phố lớn nhất Myanmar) thuộc sở hữu của Myanma Economic Holdings Limited (MEHL), tập đoàn do quân đội kiểm soát, thông qua Myanmar Business Consultant Group (MBCG), theo tài liệu đầu tư của chính phủ mà trang Nikkei thu thập được.

VPower đã xây dựng một nhà máy LNG 350MW trị giá 297 triệu USD. Các tài liệu cũng cho thấy VPower và MBCG đã thành lập một liên doanh có tên MCV Terminal vào ngày 21.1.2020 để xây dựng nhà ga khí đốt đầu tiên của đất nước và các cơ sở phục hồi chức năng, hiện đã hoạt động trực tuyến.

tap-doan-nang-luong-trung-quoc-bi-boc-me-ho-tro-quan-doi-myanmar.jpg
Các công ty năng lượng Trung Quốc ký hợp đồng xây dựng các nhà máy điện ở Myanmar đã tạm dừng các dự án của họ và một số đang cân nhắc việc rút khỏi thị trường

Một nhân vật chủ chốt trong các giao dịch của VPower với quân đội Myanmar là Tun Min Latt, con trai của Trung tá Khin Maung Latt đã nghỉ hưu. Ông được nêu tên trong báo cáo United Nations Fact-Finding Mission 2019 từ Liên Hợp Quốc về lợi ích kinh tế của quân đội với tư cách là một cổ đông tư nhân trong Star Sapphire Group of Companies. Báo cáo cho thấy VPower là 1 trong 45 công ty, cùng MEHL và tập đoàn thuộc sở hữu quân sự khác - Myanmar Economic Corporation (MEC), đã quyên góp cho quân đội sau khi "hoạt động giải phóng mặt bằng" khiến hơn 700.000 người Hồi giáo Rohingya lưu vong ở Bangladesh từ bang Rakhine, tây nam Myanmar.

Các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc phát hiện ra rằng số tiền quyên góp được dùng để tài trợ cho các dự án phát triển ở bang Rakhine, nhằm thúc đẩy mục tiêu của quân đội Myanmar là "tái thiết kế khu vực theo cách xóa bằng chứng về việc người Rohingya thuộc về Myanmar". Cơ quan đăng ký công ty của Myanmar cho thấy Tun Min Latt đã được bổ nhiệm làm giám đốc MCV Terminal vào tháng 1.2021, dù ông đã từ chức giám đốc MBCG sau cuộc đảo chính.

Điều đáng lo ngại hơn, theo nhóm hoạt động Justice For Myanmar - nơi ghi lại các vấn đề tài chính liên quan đến quân sự nước này, là dự án sẽ được chuyển giao cho MEHL sau từ 5 đến 50 năm theo hợp đồng xây dựng - tự chuyển giao.

Yadanar Maung, phát ngôn viên của Justice For Myanmar, cho biết: “Cùng với việc thanh toán tiền thuê cho MEHL, VPower đã phát triển một nhà ga khí đốt và các cơ sở tái cấp khí sẽ được chuyển giao cho MEHL sau khi hoàn thành đầu tư, mang lại nguồn doanh thu dài hạn cho MEHL”.

"Chúng tôi kêu gọi HKEX (Sở giao dịch chứng khoán Hồng Kông – PV) thực hiện hành động theo quy định chống lại VPower để khẩn trương làm rõ việc hỗ trợ vật chất của tập đoàn này cho quân đội Myanmar thông qua MEHL, tổ chức bị trừng phạt vi phạm luật nhân quyền và nhân quyền quốc tế", bà nói thêm.

Chính phủ Mỹ vào ngày 25.3 đã công bố các lệnh trừng phạt với MEHL và MEC, trong đó Ngoại trưởng Antony Blinken cho rằng quân đội Myanmar thực hiện cuộc đảo chính và tiếp tục dùng bạo lực chống lại những người biểu tình ôn hòa là lý do cho động thái này.

VPower giữ ghế Giám đốc của Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar – Hồng Kông. Các giao dịch quân sự của VPower đặt ra câu hỏi mới về Phòng Thương mại và Công nghiệp Myanmar – Hồng Kông, vốn đã cam kết thúc đẩy đầu tư có trách nhiệm.

Người phát ngôn của VPower trước đây đã công khai phủ nhận có giao dịch với MEHL hoặc MEC trong cuộc phỏng vấn với một phương tiện truyền thông Hồng Kông. Justice For Myanmar cáo buộc VPower đã "gây hiểu lầm cho các cổ đông của mình".

Có những tác động lớn hơn với ngành điện của Myanmar: Các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt câu hỏi liệu có nên tiến hành các dự án hay không, lo ngại về khả năng của quân đội trong việc tuân thủ các thỏa thuận mua bán điện (PPA), theo một nhà điều hành nước ngoài có trụ sở tại Yangon, quen thuộc với ngành.

Romain Caillaud của công ty cố vấn SIPA Partners (Tokyo, Nhật) cho biết về lâu dài, các dự án năng lượng lớn có khả năng bị chậm lại, nếu không muốn nói là phải hủy bỏ, vì rủi ro đã "vọt qua nóc nhà".

Ông nói: “Khuôn khổ pháp lý và quy định cho lĩnh vực năng lượng vốn đã khó khăn trước cuộc đảo chính, giờ đây Myanmar sẽ phải trả một phần bù rủi ro đáng kể để thuyết phục các nhà đầu tư nước ngoài”.

Phần bù rủi ro là phần chênh lệch giữa tỉ lệ lợi tức yêu cầu của một khoản đầu tư thông thường với tỉ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa.

Công thức xác định phần bù rủi ro: Phần bù rủi ro = Tỉ lệ lợi tức yêu cầu - Tỉ lệ lợi tức phi rủi ro danh nghĩa (NRFR). Trong đó tỉ lệ lợi tức yêu cầu là tỉ lệ lợi tức thấp nhất mà nhà đầu tư có thể chấp nhận từ khoản đầu tư nhằm bù đắp việc trì hoãn tiêu dùng.

Bài liên quan
30 binh sĩ Myanmar chết khi đụng độ Lực lượng Phòng vệ Chinland, lãnh đạo biểu tình bị kết tội giết người
Chính quyền Myanmar đã đệ trình vài vụ kiện chống lại một trong những nhà lãnh đạo chính chiến dịch chống lại sự cai trị của quân đội, bao gồm các vụ án liên quan đến giết người và phản quốc, Đài truyền hình Myanmar thông báo.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
một giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tập đoàn năng lượng Trung Quốc bị bóc mẽ hỗ trợ cho quân đội Myanmar