Nạn tham nhũng đang gây tổn thất về kinh tế, môi trường và xã hội ở những nước đang phát triển và có biển.

Tham nhũng gây nguy hiểm cho nghề cá đang thu hẹp của thế giới

Bảo Vĩnh | 11/02/2023, 11:35

Nạn tham nhũng đang gây tổn thất về kinh tế, môi trường và xã hội ở những nước đang phát triển và có biển.

fish-ap-1.jpg
Ngư dân Indonesia gỡ cá khỏi lưới - Ảnh: AP

Ở vai trò Bộ trưởng Ngư nghiệp Indonesia, nhiệm vụ của Edhy Prabowo là bảo vệ một trong những nguồn tài nguyên quý giá nhất của nước này: những con tôm hùm con có kích cỡ tí hon đến độ có thể nằm gọn trên đầu ngón tay.

Vùng biển ngoài khơi nhiều đảo và quần đảo của quốc gia này từng có rất nhiều tôm hùm. Nhưng việc đánh bắt quá mức trong hàng chục năm gần đây đã làm suy giảm số lượng loài giáp xác này, đến mức các ngư dân chuyển qua đánh bắt hàng ngàn tôm hùm con mới nở, chở đến các trại nuôi tôm hùm ở nước ngoài. Những con tôm này được nuôi lớn rồi bán cho các thương lái ở Trung Quốc, theo AP.

Vì lo ngại việc đánh bắt quá mức gây suy giảm quần thể tôm hùm, Bộ Ngư nghiệp Indonesia vào năm 2016 đã cấm xuất khẩu tôm hùm con. Nhưng ngay sau khi nhậm chức bộ trưởng, ông Prabowo lại dỡ bỏ lệnh cấm.

Cáo trạng ở tòa án cho thấy chỉ sau một tháng nhậm chức, quan chức này đã nhận số tiền hối lộ 77.000 USD từ một nhà cung cấp hải sản, đổi lại là bên đưa hối lộ được cấp phép bán tôm hùm mới nở ra nước ngoài.

Dòng tiền vẫn tiếp tục chảy vào. Trong thời gian ngắn làm bộ trưởng, Prabowo đã nhận hối lộ gần 2 triệu USD. Ông bị chính quyền Indonesia bắt năm 2020 do dùng tiền hối lộ để mua 26 xe máy, quần áo trẻ con, các túi xách hàng hiệu Louis Vuitton, đồng hồ Rolex và 2 bút máy cap cấp. Prabowo (50 tuổi) đã bị kết án 5 năm tù vì tham nhũng.

fish-ap-2.jpg
Bộ trưởng Ngư nghiệp Prabowo bị bắt - Ảnh: AP

Vụ việc của ông Prabowo không là trường hợp đơn lẻ. Vấn nạn tham nhũng tràn lan nơi hàng chục nước đang phát triển và có biển, theo các chuyên gia và một cuộc điều tra của hãng tin AP về những vụ án hình sự cùng thông tin báo chí.

Trường hợp của Prabowo không phải là ngoại lệ. Vấn nạn tham nhũng đang hoành hành ở hàng chục quốc gia đang phát triển ven biển, vốn là chìa khóa quản lý một số ngư trường bị đe dọa nhất thế giới. Ít nhất 45 quan chức chính phủ Indonesia đã bị cáo buộc nhận hối lộ hoặc tống tiền trong 20 năm qua, theo phát hiện của AP.

Các cáo buộc đối với những quan chức cấp cao - như Prabowo - nhận những khoản hối lộ “khủng” từ các công ty ngư nghiệp muốn có được những hợp đồng béo bở, cho đến các quan chức cấp thấp chỉ nhận vài ngàn USD và làm ngơ cho ngư dân đem nguồn đánh bắt trái phép bán cho nước ngoài.

“Tham nhũng trong ngành cá có thể tàn phá hệ sinh thái biển cùng các cộng đồng cư dân lệ thuộc vào nguồn cá”, theo Ben Freitas, người phụ trách mảng chính sách biển của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF, trụ sở ở Washington, Mỹ).

Ông nói thêm: “Các nước lơi lỏng trong việc giám sát và trách nhiệm giải trình sẽ dễ gặp rủi ro tham nhũng hơn. Tham nhũng nghề cá đóng một vai trò nguy hiểm trong việc đánh bắt quá mức, nó có thể dẫn đến việc khai thác vô tội vạ tài nguyên biển. Đó là một vấn đề toàn cầu”.

Tình hình này rất nhạy cảm ở những vùng biển của các nước đang phát triển và có biển, vì nhiều nước công nghiệp đã đánh bắt quá mức trong vùng biển của họ nên phải đưa đội tàu đánh bắt đi khắp thế giới nhằm đáp ứng nhu cầu hải sản ngày càng tăng. Trong khi đó, các nước đang phát triển và có biển lệ thuộc vào hải sản để tạo ra hàng triệu việc làm của người dân nước họ.

Trong một báo cáo năm 2019, Văn phòng Liên Hợp Quốc về Chống Ma túy và Tội phạm (UNODC) đã cảnh báo việc không phòng chống tham nhũng sẽ dẫn đến “những tổn thất đáng kể về tài chính, môi trường và xã hội. Tình trạng tham nhũng này đặc biệt tác động xấu đến các nước đang phát triển”.

fish-ap-3.jpg
Ngư dân Ghana đón tàu đánh cá về bến - Ảnh: AP

Những người mong giấu hoạt động trái phép hoặc đưa hối lộ để lách luật đã phát hiện nghề cá là một ngành công nghiệp “ngon cơm”. Các công ty dễ dàng đổi tên hoặc cờ hiệu của một tàu đánh bắt, và cách làm phổ biến là đăng ký tàu là tài sản của những công ty vỏ bọc ở Liberia hoặc Quốc đảo Marshall.

Các tàu đánh bắt trái phép thì tắt thiết bị định vị trên tàu, chuyển cá đánh bắt qua tàu khác hoặc “rửa nguồn” bằng cách hòa lượng cá đánh bắt trái phép nào vào số cá được cho phép đánh bắt.

Cuộc điều tra của AP phát hiện đa số các vụ án tham nhũng - nhận hối lộ là ở cấp thấp. Ví dụ năm ngoái, ngành công tố Ấn Độ cáo buộc hai quan chức ngư nghiệp đã tống tiền 1.100 USD để một trại cá được hưởng trợ giá.

Vụ khác liên quan các ngư dân hối lộ những quan chức Malaysia ít nhất 11.000 USD cho mỗi tàu đánh bắt trái phép, đổi lại là họ không báo cáo sự gian lận này.

Bài liên quan
Jack Ma rời Nhật đến Thái nghiên cứu nông, ngư nghiệp khi mất quyền kiểm soát 2 hãng Trung Quốc
Jack Ma đã rời Nhật Bản và đến Thái Lan để tiếp tục nghiên cứu về nông nghiệp và ngư nghiệp, theo những người quen thuộc với hành trình của ông.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Xử lý nghiêm cán bộ, công chức, chiến sĩ… vi phạm quy định về nồng độ cồn
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 17.9.2024 về xử lý cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ... điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn; không hợp tác với lực lượng chức năng trong xử lý vi phạm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tham nhũng gây nguy hiểm cho nghề cá đang thu hẹp của thế giới