Hàng hóa Trung Quốc đã lên tàu đi Mỹ sẽ không phải chịu mức thuế 25% mà chính phủ Tổng thống Donald Trump vừa áp, nhưng các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã phải phàn nàn đó là mức thuế “cắt cổ” trái cây đóng hộp xuất qua Mỹ.
Trong thông báo hướng dẫn của Cơ quan hải quan-biên phòng Mỹ (CBP) nêu rõ hàng hóa từ Trung Quốc đi Mỹ sẽ không phải chịu mức thuế 25% trên 200 tỉ USD trị giá hàng Trung Quốc xuất qua Mỹ, ngay cả nếu như số hàng đã cập cảng hoặc đến sân bay Mỹ sau khi tăng thuế, với điều kiện nhà nhập khẩu có thể chứng minh số hàng được mua trước ngày 10.5.
Quyđịnh nêu đối với hàng hóa nhập để tiêu thụ hoặc lấy từ kho bãi để tiêu thụ từ hoặc sau 12 giờ 1 phút rạng sáng 10.5.2019, chúng sẽ vẫn chỉ phải chịu mức thuế 10%.
Nữ luật sưAdrienne Braumiller của Công ty luật Braumiller Law Group (Mỹ) giải thích nhà nhập khẩu sẽ cần chứng minh số hàng này được mua trước thời hạn chót này.
Điều khoản miễn trừ này được cho là không phổ biến trong các phán quyết về thuế, và dựa vào thời gian di chuyển - hàng hóa phải mất từ 14 đến 21 ngày mới từ Trung Quốc đến Mỹ - nó có thể mang lại một quãng nghỉ cho các công ty vốn sẽ hy vọng các nhà đàm phán Mỹ -Trung đạt được một thỏa thuận thương mại trước khi hàng hóa của họ đến Mỹ, điều có nghĩa họ phải không phải chịu mức thuế 25% áp lên 5.700 hạng mục hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vốn trước đây phải chịu mức thuế 10%.
Tuy nhiên, đối với các công ty có hàng đang chờ xuống tàu thì tình hình phức tạp hơn. Một nhà xuất khẩu trái cây đóng hộp thuộc nhà nước Trung Quốc đề nghị giấu tên, nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP): hồi tháng 4, công ty của bà đã ký một hợp đồng xuất khẩu với một khách hàng Mỹ, nhưng 20 container hàng hóa trị giá từ 400.000 đến 500.000 USD vẫn chưa thể xuống tàu.
Bà nói: “May mắn là chúng tôi đã xác nhận với khách hàng khi ký hợp đồng rằng nếu thuế tăng, họ sẽ chịu mức thuế áp thêm cho lô hàng này. Cùng lúc, tôi đã nghe vài đồng nghiệp đã sản xuất hàng hóa, nhưng khách hàng Mỹ của họ nói họ thà bỏ đơn đặt hàng hơn là phải chịu mức thuế áp thêm”.
Nhà xuất khẩu cảm thấy đây là một âm mưu đang được các nhà nhập khẩu Mỹ sử dụng để mặc cả về giá, vì hàng hóa đã được sản xuất và các nhà máy Trung Quốc không thể hủy đơn hàng. Bà nói thêm: “Khách hàng Mỹ sẽ dọa hủy đơn hàng với phía Trung Quốc nhằm tống tiền họ. Đa số họ sẽ chỉ phải chịu 5% thuế từ phía Mỹ, và phía Trung Quốc phải chịu 10% kia. Chúng tôi đã phải chấp nhận mức thuế 10% nhằm giữ thị phần của chúng tôi ở Mỹ. Nay không còn chỗ cho 15% thuế nữa”.
Bà còn nói: đó là cách “cắt cổ” hàng trái cây đóng hộp Trung Quốc xuất qua Mỹ, và bà cũng biết một công ty trái cây đóng hộp khác (cũng ở tỉnh Hồ Nam) đã ngưng sản xuất hồi năm 2018, sa thải nhiều nhân công và cho thuê lại xí nghiệp.
Theo SCMP, nhân công các công ty logistics ở nhiều cảng Thượng Hải đã khôngnhận thấy sự tăng đột biến trong kinh doanh trong tuần này, dù đã có sự kỳ vọng rằng các công ty sẽ nhận được đơn đặt hàng sớm để tránh mức thuế tăng.
Nhân công Zha Zhonglei giải thích hàng hóa xuất khẩu thường trong kho, chờ nạp vào container trước khi xuống tàu, nhưng mức thuế mới Mỹ vừa áp đã khiến nhiều doanh nghiệp “đào tẩu” khỏi các cảng Thượng Hải. Ông nói: “Tôi không biết mức thuế đó sẽ tác động lên chúng tôi thế nào, vì chúng tôi chú trọng xuất hàng qua các nước Đông Nam Á. Nhưng tôi đã chứng kiến nhiều khách hàng chuyển khâu sản xuất qua Việt Nam và từ đó xuất khẩu qua Mỹ”.
Mỹ Trinh (theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng)