Hai ngày trước khi Nga bắt đầu hành động được họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev đưa ra một tiên đoán lạnh gáy cho châu Âu. Và giờ thì đã thành hiện thực.

Tiên đoán lạnh gáy của ông Medvedev trước ngày Nga tiến quân vào Ukraine đã thành sự thật

Anh Tú | 28/07/2022, 08:00

Hai ngày trước khi Nga bắt đầu hành động được họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, cựu Tổng thống Dmitry Medvedev đưa ra một tiên đoán lạnh gáy cho châu Âu. Và giờ thì đã thành hiện thực.

Ngược thời gian, vào ngày 22.2, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã yêu cầu Bộ Kinh tế nước này đảm bảo quá trình cấp phép cho đường ống khí đốt sẽ không diễn ra vào thời điểm hiện tại, đồng nghĩa với việc nó sẽ chưa thể đi vào hoạt động dù đã xây dựng xong. Động thái trên của Đức với dự án đường ống khí đốt trị giá 11 tỉ USD sau khi Nga ngày 21.2 công nhận độc lập 2 vùng ly khai Donetsk và Lugansk.

Ngay trong ngày 22.2 của Phó chủ tịch hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cho biết, người dân châu Âu sẽ sớm phải trả 2.200 USD cho mỗi nghìn mét khối khí đốt tự nhiên, con số đắt gần như gấp đôi thời điểm đó. Cựu tổng thống Nga tiên đoán: "Thủ tướng Đức Olaf Scholz yêu cầu dừng việc cấp phép cho dự án Dòng chảy Phương Bắc 2. Chào mừng tới với một thế giới mới, nơi người dân châu Âu sẽ sớm phải trả 2.000 euro cho mỗi 1.000 m3 khí đốt".

Thời điểm ngày 22.2 năm nay, giá khí đốt chỉ bằng 1/3 so với bây giờ, chưa tới 70 euro cho mỗi MWh, tương đương 738 euro cho mỗi 1.000 mét khối.

Đến ngày 24.2, Nga bắt đầu hành động được họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine. Châu Âu lên án Nga và liên tiếp áp đặt các lệnh trừng phạt. Nga cũng trả đũa lại bằng việc cắt nguồn cung khí đốt cho những nước không chịu thanh toán bằng đồng rúp. Sự căng thẳng của hai bên được thể hiện phần nào qua biểu đồ giá khí đốt.

Vào ngày 27.7, hợp đồng khí đốt giao tháng 8.2022 tại trung tâm giao dịch TTF ở Hà Lan đã tăng lên mức 205.2 euro mỗi MWh, tương đương với khoảng 2.165 euro mỗi 1.000 mét khối. Thậm chí cao điểm thì giá khí đốt bị đẩy lên 228 euro mỗi MWh, tương đương với khoảng 2.405 euro mỗi 1.000 mét khối.

Thực ra mức giá này vẫn chưa cao bằng hồi tháng 3, khi giá trung bình có ngày đã là 228 euro mỗi MWh, tương đương với khoảng 2.405 euro mỗi 1.000 mét khối. Tuy nhiên, sau đợt đỉnh hồi tháng 3 thì nhu cầu khí đốt giảm xuống khi thời tiết ấm lên và từ giữa tháng 3 đến giữa tháng 6 năm nay thì giá chỉ dao động quanh 100 euro mỗi MWh, tương đương với khoảng 1.050 euro mỗi 1.000 mét khối.

Nhưng từ giữa tháng 6 trở lại đây thì giá khí đốt tăng phi mã và đến hôm qua thì phá thủng mốc 200 euro mỗi MWh, tương đương với khoảng 2.100 euro mỗi 1.000 mét khối. Như vậy, giá khí đốt mới tháng 7 đã vượt qua cả tiên đoán của ông Medvedev.

gas.jpeg

Các chuyên gia nhận định giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt một phần chịu ảnh hưởng từ việc tập đoàn Gazprom của Nga tuyên bố cắt giảm một phần nguồn cung khí đốt qua đường ống Nord Stream 1 (Phương bắc 1).

Theo đó, bắt đầu từ 27.7, đường ống dẫn khí đốt chính cho Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, sẽ hoạt động ở mức 20% công suất. Gazprom lý giải việc cắt giảm này liên quan đến việc bảo trì tua bin của đường ống.

Từ lý do Nga cắt nguồn cung khí đốt từ mức 40% công suất xuống 20% công suất cộng với nhu cầu dự trữ khí đốt cho mùa đông tới nên giá khí đốt tới đây sẽ khó giảm.

Trong ngày hôm qua, các nước châu Âu cũng đã đạt được thỏa thuận tự nguyện giảm lượng tiêu thụ khí đốt xuống 15% trong tháng tới. Trong trường hợp khẩn cấp, việc cắt giảm này sẽ trở thành bắt buộc. Tuy nhiên, với việc hầu hết các nước chưa lấp đầy kho dự trữ vào mùa đông thì những tháng tới đây sẽ rất khó khăn cho châu Âu.

Bài liên quan
Ông Kissinger phân tích vì sao Tổng thống Putin ra tay với Ukraine
Trong cuộc trả lời phỏng vấn với Der Spiegel của Đức hồi giữa tháng 7, cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger đã dành phần đầu các câu hỏi phân tích suy tính của Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc chiến Ukraine.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiên đoán lạnh gáy của ông Medvedev trước ngày Nga tiến quân vào Ukraine đã thành sự thật