Các nhà khoa học phát hiện ra một loại kháng thể có mức độ bảo vệ cao với loạt biến chủng của vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Tìm ra kháng thể mạnh mẽ chống nhiều biến chủng, người nhiễm COVID-19 đột phá phát tán ít vi rút

Đan Thuỳ | 24/08/2021, 10:11

Các nhà khoa học phát hiện ra một loại kháng thể có mức độ bảo vệ cao với loạt biến chủng của vi rút SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Tìm ra kháng thể có hiệu quả với nhiều biến chủng SARS-CoV-2

Hai nhóm nghiên cứu riêng biệt vào tuần trước đã báo cáo về các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm về các kháng thể đơn dòng có khả năng chống lại một loạt các biến thể vi rút SARS-CoV-2.

Một nghiên cứu được công bố hôm 18.8 trên Tạp chí Y học New England đã xác định được các kháng thể “mức độ cao, phổ rộng" trong mẫu máu của những người sống sót sau đợt bùng phát dịch SARS vào năm 2003. Những người này gần đây cũng được tiêm vắc xin Pfizer để chống lại vi rút SARS-CoV-2.

Trong các thí nghiệm, một số kháng thể do vắc xin tạo ra ở những người sống sót sau bệnh SARS có thể vô hiệu hóa không chỉ tất cả biến thể SARS-CoV-2 đáng lo ngại mà còn cả với 5 loại vi rút đã được xác định ở dơi và tê tê có khả năng gây bệnh cho con người.

6123e1a3ddb40d0fba1b5aaa_o_u_v2.jpeg
Loại kháng thể mới giúp phát triển các phương pháp chống lại COVID-19- Ảnh: Internet

Trong nghiên cứu riêng biệt được công bố vào ngày 19.8 trên tạp chí Immunity, một nhóm khác đã tìm ra một loại kháng thể có khả năng bảo vệ cao với liều lượng thấp chống lại một loạt các biến thể gây COVID-19 ở chuột. Các tác giả cho biết: “Kháng thể mới gắn vào một phần của vi rút và đặc điểm này khá tương đồng giữa các biến thể. Điều này đồng nghĩa với việc hiện tượng vi rút kháng thuốc sẽ khó xảy ra hơn”.

Hai nhóm nhà khoa học cho biết phát hiện từ những nghiên cứu này có thể là một bước tiến để phát triển các kháng thể mới có hiệu quả chống lại nhiều loại coronavirus khác nhau.

Người nhiễm COVID-19 đột phá có thể phát tán vi rút ít hơn

Một nghiên cứu mới được đăng trên medRxiv cho thấy những người đã tiêm vắc xin đầy đủ nhiễm COVID-19 đột phá có vi rút mức độ cao trong mũi và cổ họng nhưng không phải tất cả vi rút đó đều có thể lây nhiễm.

Trong số 24.706 nhân viên y tế được tiêm vắc xin đầy đủ tại Hà Lan, 161 người nhiễm COVID-19 đột phá có triệu chứng nhẹ và không có triệu chứng. Mức độ vi rút trên các mẫu tăm bông phết mũi và họng của những bệnh nhân này cũng cao như ở những nhân viên y tế chưa được tiêm chủng đã nhiễm SARS-CoV-2 gốc vào năm ngoái.

Song trong các thí nghiệm, vi rút ở bệnh nhân COVID-19 được tiêm vắc xin kém hiệu quả hơn trong việc tự sản sinh so với vi rút ở người không được chủng ngừa. Các nhà nghiên cứu suy đoán điều này có thể do một số vi rút đã bị vô hiệu hóa bởi các kháng thể từ vắc xin. 

Kháng thể biến mất nhanh hơn ở những người đã tiêm vắc xin so với ai từng mắc COVID-19

Theo các bác sĩ tại nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe Israeli HMO Maccabi của Israel, mức độ kháng thể bảo vệ giảm nhanh hơn ở những người tiêm vắc xin Pfizer so với ai từng mắc COVID-19.

Các nhà nghiên cứu theo dõi mức độ kháng thể ở 2.653 người được tiêm đủ hai liều vắc xin và ở 4.361 người từng mắc COVID-19 chưa được tiêm chủng. Mức kháng thể giảm tới 40% mỗi tháng ở những người tiêm chủng, so với ít hơn 5% mỗi tháng ở những người từng mắc COVID-19.

Sau 6 tháng, khoảng 84% người đã tiêm vắc xin vẫn có kháng thể trong khi khoảng 90% người từng mắc COVID-19 vẫn có kháng thể đủ để phát hiện sau 9 tháng.

3000.jpeg
Những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh nên tiêm mũi vắc xin tăng cường - Ảnh: Internet

Tiến sĩ Ariel Israel của Dịch vụ Y tế Leumit, đồng tác giả một báo cáo chưa được đánh giá đồng cấp đăng tải trên medRxiv ngày 22.8 lưu ý rằng kháng thể không phải là vũ khí duy nhất của hệ thống miễn dịch chống lại vi rút. Tuy nhiên, ông nói dữ liệu cho thấy khả năng bảo vệ của kháng thể ở những người đã tiêm vắc xin Pfizer suy giảm với tỷ lệ cao hơn so với những ai từng mắc COVID-19.

Các nhà nghiên cứu của Leumit trước đây từng báo cáo rằng tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 đột phá tăng bắt đầu khoảng 5 tháng sau khi tiêm chủng. Tiến sĩ Israel cho biết dữ liệu tổng hợp lập luận cho một mũi vắc xin tăng cường nên được bổ sung 5 tháng sau khi tiêm mũi thứ 2, đặc biệt là với những người có nguy cơ cao.

Bài liên quan
Triệu chứng và cách xử lý khi nhiễm COVID-19 đột phá dù đã tiêm 2 liều vắc xin?
Không có vắc xin COVID-19 nào có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa nhiễm vi rút SARS-CoV-2. Những người được tiêm chủng đầy đủ vẫn có thể nhiễm vi rút, đặc biệt là biến thể Delta.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Băn khoăn về giá vàng miếng đấu thầu
Ngân hàng Nhà nước thông báo sẽ đưa nguồn cung vàng ra thị trường thông qua phương thức đấu thầu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tìm ra kháng thể mạnh mẽ chống nhiều biến chủng, người nhiễm COVID-19 đột phá phát tán ít vi rút