Phát biểu trong ngày 9.5 trước Nghị viện châu Âu, ông Macron cho rằng việc kết nạp Ukraine vào EU là một quá trình kéo dài vài năm, thậm chí là vài thập kỷ.

Tổng thống Pháp dội gáo nước lạnh vào khao khát sớm gia nhập EU của Ukraine

Anh Tú | 10/05/2022, 07:19

Phát biểu trong ngày 9.5 trước Nghị viện châu Âu, ông Macron cho rằng việc kết nạp Ukraine vào EU là một quá trình kéo dài vài năm, thậm chí là vài thập kỷ.

Ngày 9.5, Tổng thống tái đắc cử Pháp Emmanuel Macron đã đến Berlin để gặp Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Pháp sau khi tái đắc cử tổng thống và cũng phù hợp với truyền thống lâu đời của Paris và Berlin.

Trong chuyến thăm ngày 9.5, ông Macron và ông Scholz thảo luận "tập trung vào các vấn đề quốc phòng và năng lượng", khi các nước xung quanh Liên minh châu Âu (EU) cân nhắc kế hoạch của Ủy ban châu Âu về gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga. Điều người Ukraine mong chờ nhất là hai đầu tàu châu Âu có suy nghĩ gì về việc kết nạp họ vào EU.

Cả Tổng thống Macron lẫn Thủ tướng Olaf Scholz đều cho rằng châu Âu cần giúp đỡ Ukraine nhưng việc thiết lập tiến trình gia nhập là trách nhiệm của Uỷ ban châu Âu và tiến trình này cần phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt.

Phát biểu trong ngày 9.5 trước Nghị viện châu Âu, ông Macron cho rằng Ukraine là thành viên của gia đình châu Âu nhưng việc kết nạp vào EU là một quá trình kéo dài vài năm, thậm chí là vài thập kỷ.

Đồng thời nói thêm: "Đó là sự thật, trừ khi chúng ta quyết định hạ thấp các tiêu chuẩn để kết nạp thành viên. Và suy nghĩ lại về sự thống nhất của châu Âu của chúng ta".

Bình luận của ông được đưa ra ngay sau khi Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen thông báo ban điều hành EU vào tháng 6, sẽ công bố ý kiến ban đầu về việc Ukraine gia nhập khối.

Các quan chức Kyiv xác nhận hôm 9.5 rằng Ukraine đã nộp phần thứ hai của đơn xin gia nhập EU cho Brussels. Nhưng có lẽ họ sẽ rất thất vọng khi nghe phát biểu của ông Macron về quá trình kéo dài có thể lên đến vài thập kỷ mới

Dù đa số các nước EU đều ủng hộ Ukraine trong xung đột hiện nay với Nga nhưng một số nước cho rằng, nếu Ukraine sớm được kết nạp làm thành viên EU thông qua cơ chế rút gọn thì đó sẽ là sự bất công cho nhiều quốc gia ứng cử viên khác đã nhiều năm xin gia nhập EU, đặc biệt là các nước ở Tây Balkan.

Ngoài ra, có những ý kiến khác cho rằng Ukraine hiện thiếu quá nhiều điều kiện cần thiết về hệ thống pháp lý, chính sách tiền tệ cũng như sự ổn định kinh tế vĩ mô để có thể gia nhập EU, chưa kể những tác động nghiêm trọng của cuộc chiến hiện nay.

Bài liên quan

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Pháp dội gáo nước lạnh vào khao khát sớm gia nhập EU của Ukraine