Ngày 2.8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua việc thay thế tư lệnh các lực lượng lục quân, không quân và hải quân của quân đội nước này sau một phiên họp do Thủ tướng Yildirim chủ trì.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thay thế hàng loạt tướng quân đội sau vụ đảo chính bất thành

Trần Trí | 03/08/2017, 18:54

Ngày 2.8, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã thông qua việc thay thế tư lệnh các lực lượng lục quân, không quân và hải quân của quân đội nước này sau một phiên họp do Thủ tướng Yildirim chủ trì.

Tư lệnh lục quânSalih Zeki Colak bị thay thếbởi tư lệnh lực lượng hiến binhYasar Guler, người bị nhóm sĩ quan bắt nhốt trong đêm đảo chính bất thành khuya ngày 15 rạng sáng16.7.2017. Tư lệnh hải quân Bulent Bostanoglu phải nhường chỗ cho Phó đô đốc Adnan Ozbal. Chỉ huy lực lượng không quân chiến đấu Hasan Kucukakyuz thay Tư lệnh không quân Abidin Unal. Không rõ các tướng mất chức sẽ được cho về hưu hay không.

Thường thì tư lệnh lục quânsẽ được chọn làm Tổng tham mưu trưởng, có nghĩa là tân tư lệnh bộ binh Guler (63 tuổi) có thể sẽ đảm nhiệm chức vụ này. Đây được cho là phần thưởng cho một vị tướng trung thành và công nhận khả năng cầm quân của họ.

Nhà bình luận Metin Gurkan của trang tin điện tử Al-Monitornói rằngtướng Guler rất ghét giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen (đang sống lưu vong ở Mỹ), người bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là kẻ chủ mưu vụ đảo chính bất thành.

Hồi tháng 7, tướng Guler nói vụ đảo chính là “hành động khủng bố”, gọi Gulen là “trùmkhủng bố cực đoan”. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ gọi Gulen là “tên giật dây” nhóm sĩ quan đảo chính.

Tướng Guler cũng nổi tiếng là người quyết liệt kêu gọi cho phép quân đội Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp quân sự ở Syria và cung cấp vũ khí cho các nhóm nổi dậy chống chính phủ Tổng thống Syria Bashar Assad.

Đương kim Tổng tham mưu trưởng Hulusi Akar không bị thay thếnhưng sẽ về hưu vào năm 2019. Ông bị nhiều người chỉ trích là bất lực, có những quyết định mâu thuẫn khi đối phó vụ đảo chínhvà đã bị nhóm sĩ quan nổi loạn bắt làm con tin. Ông Akar đã nói rằng nhóm sĩ quan nổi loạn đưa ông điện thoạiđể ông nói chuyện với giáo sĩ Gulen.

Việc xếp cho ông Akar về hưu năm 2019 được cho là năm nhạy cảm, vì những thay đổi trong cuộc trưng cầu dân ý hồi tháng 4đã cho phép người trúng cử tổng thống trong năm 2018 nắm toàn quyền kiểm soát chính phủ, kết thúc hệ thống chính trị quốc hội hiện nay.

Tổng tham mưu trưởng Akar (thứ ba từ trái sang) chuẩn bị họp cùngThủ tướngYildirim

Theo người phát ngôn Phủ tổng thống, Hội đồng Quân sự tối cao Thổ Nhĩ Kỳđã chọn những tân chỉ huy. Hội đồng này từng là một cơ quan quân sự bí mật, nay gồm các bộ trưởng và sĩ quan quân đội cấp cao. Chủ tịch Hội đồng hiện là Thủ tướng Binali Yildirim.

Phó đô đốc Semih Cetin đã về hưu, cũng hoan nghênh việc 3 đại tá hải quân được Hội đồng thăng hàm đô đốc. 3 người này từng bị phe chống ông Erdogan kỷ luật.

Giới truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin Tổng thống Recep Tayyip Erdogan đã phê duyệt và gặp các tân tư lệnh. Đây là cuộc cải tổ quân đội lớn nhấttừ sau khi ông Erdogan làm tổng thống. Nó là một phần trong kế hoạch dài hơinhằm để cánh dân sự nắm quyền kiểm soát khỏi cánh quân sự. Tuy nhiên, cánh này vẫn chưa chấp nhận bị mất quyền vào tay dân sự.

Những vụ "cách chức"diễn ra vào lúc chính phủ tiếp tục trừng phạt các sĩ quan và dân thường bị nghi tham gia cuộc đảo chính bất thành. Hơn 500 kẻ âmmưu lật đổ Tổng thống Erdogan trong vụ đảo chính bất thànhđã bước qua ngày xét xử thứ haitại một nhà tù gần thủ đô Ankara. Giáo sĩ Gulen là bị cáo chính bị xét xử vắng mặt.

Các bị cáo bị xét xử ngày 2.8 đều bị còng tay đưa ra tòa,trong lúc người biểu tình đòi phải tuyên án tử hình đối với họ. Các bị cáo gồm cựu tư lệnh không quân Akin Ozturkvà các chỉ huy của căn cứ không quân Akinki ở thủ đô Ankara, nơi được cho là "trung tâm thần kinh" của vụ đảo chính bất thành.Năm 2016, Thủ tướng gọi đây là “nơi dung dưỡng bọn phản bội” và nói nó sẽ bị đóng cửa.

Tổng thống Erdogan, Tổng tham mưu trưởng Akar cùng thủ lĩnh Kemal Kilicdaroglu của đảng đối lập Nhân dân Cộng hòacùng nhiều người khác đã được tòa triệu tập làm nhân chứng.

Trong vụ đảo chính bất thànhnhưng khiến 249 người chết, nhóm sĩ quan đảo chính đã đưa xe tăng ra đường và đánh bom trụ sở quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ. Vụ đảo chính bất thành sau khi ông Erdogan lên Facebook kêu gọi nhân dân xuống đường đối đầu với binh lính ở các thành phố Istanbul, Ankara...

Sau đó, chính phủ sa thải 169 tướng và đô đốc, bắt 7.000 quân nhân. Hàng chục ngàn dân thường gồm công chức nhà nước, thành viên quốc hội và nhà báo cũng bị bắt và bị buộc tội đồng lõa.

Bích Ngọc (theo New York Times)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ thay thế hàng loạt tướng quân đội sau vụ đảo chính bất thành