Bắc Kinh cho phép lực lượng hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài xâm nhập vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Trung Quốc tính dùng vũ lực chống tàu nước ngoài xâm nhập Biển Đông và Hoa Đông

Hoàng Vũ | 06/11/2020, 14:09

Bắc Kinh cho phép lực lượng hải cảnh dùng vũ khí chống tàu nước ngoài xâm nhập vùng biển Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Theo Nikkei, tại cuộc họp của Quốc hội Trung Quốc ngày 4.11, dự thảo sửa đổi luật dành cho lực lượng hải cảnh của nước này đã được trình bày. Trong đó, điểm nổi bật là hải cảnh có trách nhiệm xua đuổi tàu thuyền các nước khác, thậm chí sử dụng vũ khí nhằm vào tàu các nước khác ở khu vực mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền.

Dự thảo trên còn cho phép các tàu Trung Quốc sử dụng vũ khí chống lại các tàu không tuân thủ những quy định của họ về lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. 

Luật mới sẽ dọn đường cho lực lượng hải cảnh của Trung Quốc tự do hơn trong việc sử dụng vũ khí so với đối tác Nhật Bản, vốn phải đối mặt với những hạn chế chặt chẽ. Luật pháp Nhật Bản yêu cầu xác nhận "hoạt động đáng ngờ" trên tàu nước ngoài và thậm chí cấm các phản ứng có thể khiến mọi người gặp nguy hiểm trừ áp dụng với tội phạm nghiêm trọng.

Dự luật trên Trung Quốc còn cho phép các tàu hải cảnh đang bị tấn công đáp trả bằng vũ khí cũng như thực hiện việc giam giữ và áp giải đối với các tàu nước ngoài bị coi là đã xâm nhập trái phép vào vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

tau-hai-canh-tq.jpg
Một tàu hải cảnh của Trung Quốc - Ảnh: Kyodo

Văn kiện luật cũng nêu rõ trách nhiệm của lực lượng bảo vệ bờ biển bao gồm bảo vệ tài nguyên biển và ngành đánh cá của Trung Quốc. Dự luật cũng đề cập tới việc thực hiện các bước cần thiết để bảo vệ các đảo chiến lược, vùng đặc quyền kinh tế và các đảo nhân tạo như một phần nhiệm vụ của lực lượng bảo vệ bờ biển. Dự kiến, dự thảo luật này sẽ được thông qua sớm nhất vào tháng 12.

Động thái này của Bắc Kinh làm dấy lên lo ngại về nguy cơ xảy ra đụng độ xung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý và Biển Đông - nơi Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền phi pháp gần 90 % diện tích của vùng biển.

Phản ứng trước động thái trên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato hôm 5.11 khẳng định Tokyo sẽ "tiếp tục theo dõi những diễn biến liên quan đến lực lượng hải cảnh của Trung Quốc với sự quan tâm lớn" và các cơ quan chính phủ liên quan đang thu thập thông tin.

Bài liên quan
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm chủ quyền của Việt Nam
Lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc không chỉ vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa mà còn vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 3: Đầu tư phát triển, xuất nhập khẩu đều ghi điểm tốt
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Trên các lĩnh vực quan trọng như xuất nhập khẩu, đầu tư phát triển, tài chính - ngân hàng - chứng khoán, tiêu dùng, thu chi ngân sách đều có sự cải thiện, thay đổi theo hướng tích cực.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Trung Quốc tính dùng vũ lực chống tàu nước ngoài xâm nhập Biển Đông và Hoa Đông