Hôm 6.5.2021, Campuchia đã kết thúc đợt phong tỏa Phnom Penh sau ba tuần khi giao thông đông đúc trở lại một số đường phố của thủ đô, dù chính quyền đã giữ các quy định chặt chẽ hơn tại một số quận có tình trạng nhiễm coronavirus gia tăng.

Từ 500 ca COVID-19 trước 20.2, Campuchia nay có 17.621 ca và 114 người chết: Chỉ vì ổ dịch người Trung Quốc?

Nhân Hoàng | 06/05/2021, 14:01

Hôm 6.5.2021, Campuchia đã kết thúc đợt phong tỏa Phnom Penh sau ba tuần khi giao thông đông đúc trở lại một số đường phố của thủ đô, dù chính quyền đã giữ các quy định chặt chẽ hơn tại một số quận có tình trạng nhiễm coronavirus gia tăng.

Dỡ bỏ phong tỏa Thủ đô Phnom Penh dù số ca mắc COVID-19 và người chết tăng

Từ khoảng 500 ca mắc COVID-19 vào cuối tháng 2, Campuchia nay đã ghi nhận đến 17.621 trường hợp, với 114 trường hợp tử vong.

Hôm 5.5, các nhà chức trách ghi nhận 650 ca mắc COVID-19 mới và 4 trường hợp tử vong.

Trong khi các chuyên gia y tế đã cảnh báo về việc dỡ bỏ phong tỏa quá nhanh, việc này gây ra sự tức giận từ một số cư dân cho rằng việc phân phát viện trợ lương thực không đầy đủ.

Các nhà chức trách đã dỡ bỏ các rào chắn vào đêm 5.5 tại các khu vực "màu vàng" được chỉ định là an toàn cho việc di chuyển, trong khi các khu vực "màu đỏ" và "màu cam" có tỷ lệ lây nhiễm cao hơn sẽ vẫn bị phong tỏa cho đến ngày 12.5.

"Tôi yêu cầu mọi người không nên lơ là, vì chúng ta đang sống theo một lối sống mới trong bối cảnh COVID-19", Phó thống đốc Phnom Penh - Mean Chanyada phát biểu trong cuộc họp báo.

Các khu vực màu vàng sẽ chứng kiến ​​hoạt động kinh tế và lưu lượng giao thông lớn hơn, nhưng vẫn bị giới nghiêm từ 8 giờ tối đến 3 giờ sáng, Mean Chanyada nói.

tu-500-ca-truoc-20-2-campuchia-nay-co-17621-ca2.jpg
Rào chắn ở Phnom Penh ngăn dòng người di cư đến các tỉnh vì lo ngại coronavirus - Ảnh: Khmer Times

Khi Phnom Penh mở cửa, các nhà chức trách cũng đã đưa ra các biện pháp mới, chẳng hạn như chỉ cho phép 50% công nhân trong các nhà máy quay trở lại và ưu tiên những người đã được tiêm vắc xin COVID-19.

Các biện pháp khác bao gồm xét nghiệm COVID-19 nhiều hơn, tiêm chủng cao hơn ở các khu vực của Phnom Penh với tỷ lệ lây nhiễm cao hơn và lệnh cấm bán rượu.

Đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Campuchia, Li Ailan, cảnh báo không nên nới lỏng phong tỏa quá sớm.

Ổ dịch người Trung Quốc, thiếu tướng quân đội đưa lậu 28 người đi liên tỉnh và vấn nạn tham nhũng

Đến trước ngày 20.2.2021, Campuchia chỉ ghi nhận 500 ca mắc COVID-19 và không có người tử vong. Thế nhưng, tình hình diễn biến xấu nhanh chóng từ ngày 20.2 khi xuất hiện ổ dịch bắt nguồn từ một nhóm cộng đồng người Trung Quốc ở đảo Koh Pich, Thủ đô Phnom Penh, trong đó có ca dương tính với SARS-CoV-2 trốn cách ly ra ngoài.

Hôm 20.2, Campuchia công bố đợt bùng phát dịch COVID-19 trong cộng đồng sau khi phát hiện 32 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Đợt bùng phát dịch COVID-19 này được cho là có liên quan tới nhóm du khách Trung Quốc trốn cách ly.

Sau khi truy vết, các nhà chức trách Campuchia phát hiện 4 người Trung Quốc đã hối lộ cho nhân viên bảo vệ khách sạn Sokha ở Phnom Penh để ra ngoài vài ngày trước.

Họ đã lưu trú ở một số khu vực xung quanh Thủ đô Phnom Penh của Campuchia trong vài ngày. Hai người trong số đó mắc COVID -19.

tu-500-ca-truoc-20-2-campuchia-nay-co-17621-ca.jpg
Hình ảnh công dân Trung Quốc trốn khỏi khu cách ly được trích xuất từ camera an ninh - Ảnh: Khmer Times

Hôm 22.2, hãng tin Khmer Times cho biết ổ dịch COVID-19 tại cộng đồng người Trung Quốc ở đảo Koh Pich đã tăng lên 78 ca tính dương tính với SARS-CoV-2 chỉ sau 2 ngày kể từ khi phát hiện ca đầu tiên.

Thủ tướng Hun Sen lúc đó cho biết tình hình "rất tồi tệ", đồng thời hy vọng nó có thể được kiểm soát. Dù vậy, ông đã kêu gọi người dân không phân biệt đối xử với công dân Trung Quốc vì đợt bùng phát dịch này. Ông Hun Sen yêu cầu người dân đeo khẩu trang và thực hiện quy tắc giãn cách xã hội.

Theo nhà lãnh đạo Campuchia, đợt bùng phát dịch COVID-19 trong cộng đồng lần này bắt nguồn từ một hộp đêm hiện đã bị đóng cửa.

Đến ngày 11.3, Campuchia ghi nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19, cũng liên quan người Trung Quốc, hơn 1 năm kể từ khi đại dịch bắt đầu.

Bộ Y tế nước này cho biết một người đàn ông Campuchia 50 tuổi đã chết vì coronavirus tại Bệnh viện Hữu nghị Khmer X- Xô Viết Khmer ở Thủ đô Phnom Penh lúc 10 giờ 40 sáng 11.3.

Được chẩn đoán nhiễm COVID-19 vào ngày 27.2, người chết là tài xế (ở thành phố biển Sihanoukville) cho một công dân Trung Quốc cũng bị nhiễm bệnh. Cả hai trường hợp đều liên quan đến một đợt bùng phát ở Campuchia được gọi là "sự kiện ngày 20.2".

Ngay sau đó, các nhà chức trách đã phong tỏa khoảng 20 điểm nóng xung quanh Phnom Penh, đóng cửa một số trường học và thiết lập "lệnh cấm có giới hạn" với thể thao. Họ cũng đã ra lệnh đóng cửa các tụ điểm giải trí, với tâm chấn của đợt bùng phát COVID-19 được xác định là một hộp đêm.

Với 15,5 triệu dân, Campuchia trước tháng 2.2021 từng được quốc tế công nhận về khả năng xử lý coronavirus đầu tháng này và bắt đầu triển khai tiêm vắc xin Sinopharm do Trung Quốc tài trợ đầu tháng đó.

Song, vụ bùng phát COVID-19 hồi cuối tháng 2 đã làm nổi bật tình trạng tham nhũng phổ biến ở Campuchia đe dọa đến chuyện dập dịch thành công như thế nào.

Vụ việc này liên quan đến 4 công dân Trung Quốc hối lộ 2 nhân viên an ninh để rời khỏi khu cách ly khách sạn trước 14 ngày theo quy định, theo tờ Khmer Times. 2 nhân viên an ninh đã bị giam giữ.

Vụ trốn cách ly sớm trên không phải là lần đầu tiên ở Campuchia. Các nhà chức trách gần đây đã tăng tiền phạt với những người trốn tránh cách ly, cũng như bất kỳ ai bị phát hiện giúp họ rời đi, sau một số trường hợp người bỏ trốn.

Nhà vận động chống tham nhũng của Campuchia - San Chey đổ lỗi cho việc giám sát yếu kém, điều mà ông cho là nguy hiểm trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

San Chey, người đứng đầu Mạng lưới liên kết về trách nhiệm xã hội ở Campuchia, cho biết: “Việc giám sát kém có thể dẫn đến tham nhũng”.

Việc bùng phát COVID-19 cũng xảy ra sau vụ bê bối tham nhũng liên quan đến một cảnh sát trưởng địa phương đóng quân gần biên giới Campuchia - Thái Lan.

Người đàn ông này phải đối mặt với cáo buộc hỗ trợ những kẻ buôn lậu di chuyển người bất hợp pháp qua biên giới.

Trước khi dịch bùng phát ở Phnom Penh, lao động nhập cư trở về từ Thái Lan là nguồn lây nhiễm lớn nhất ở Campuchia.

Vụ án tham nhũng ở biên giới được cả nước chú ý khi Thủ tướng Hun Sen tuyên bố hành động này là không thể tha thứ.

Việc đóng cửa biên giới đã thúc đẩy nhiều người quay trở lại tìm kiếm những người môi giới để đưa họ về nước. Một công nhân nhập cư 27 tuổi nói chuyện với trang Nikkei qua điện thoại rằng đã trả khoảng 100 USD để vào lại Campuchia sau khi nhà máy mà anh làm ở Thái Lan đóng cửa vào tháng 12.2020.

"Tôi đã đi qua một trạm kiểm soát bất hợp pháp. Tôi phải trả rất nhiều tiền. Tôi cần phải trả gấp 10 lần những gì tôi thường trả... Những người môi giới nói với chúng tôi rằng họ cần phải đi một con đường khác và trả cho cảnh sát", công nhân tên Lay (yêu cầu giấu họ) nói.

Theo chỉ số nhận thức về tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, tình trạng ăn cắp vặt phổ biến ở Campuchia, nước được xếp hạng cao trong số các quốc gia tham nhũng nhất trên thế giới.

Pech Pisey, Giám đốc điều hành của Tổ chức Minh bạch Quốc tế tại Campuchia, cho biết hậu quả của tham nhũng ngày càng nghiêm trọng hơn do đại dịch COVID-19.

Các vụ việc liên quan đến sĩ quan cảnh sát ở biên giới và nhân viên bảo vệ tại khách sạn đã tái khẳng định rằng tham nhũng, hối lộ có thể gây hại cho sức khỏe cộng đồng và có thể gây tử vong. Hậu quả là rất lớn vì nó gây ra các mối đe dọa với sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế hàng ngày của những người dân bình thường", ông nói và kêu gọi một cuộc điều tra minh bạch.

Hôm 23.4, Quốc vương Campuchia - Norodom Sihamoni ra lệnh tước quân tịch với Thiếu tướng quân đội Sum Pov vì dính líu đến hoạt động đưa trái phép người Trung Quốc đi liên tỉnh, vi phạm sắc lệnh phòng chống COVID-19.

Báo Khmer Times trích dẫn sắc lệnh Hoàng gia do Quốc vương Sihamoni ban hành ngày 23.4 nêu rõ, ông Sum Pov sẽ bị tước quân hàm Thiếu tướng Các lực lượng vũ trang Hoàng gia Campuchia và đuổi khỏi quân đội.

tu-500-ca-truoc-20-2-campuchia-nay-co-17621-ca333.jpg
Ông Sum Pov bị tước quân tịch vì đưa trái phép người Trung Quốc đi liên tỉnh - Ảnh: Khmer Times

Quyết định được đưa ra sau khi ông Sum Pov và 6 tòng phạm bị bắt giữ vì đưa trái phép 28 người Trung Quốc từ Thủ đô Phnom Penh đến tỉnh Svay Rieng, bất chấp lệnh cấm đi lại liên tỉnh để ngăn chặn sự lây lan COVID-19.

Ông Sum Pov và các tòng phạm bị bắt giữ lúc 3 giờ sáng 22.4 trước khách sạn TTP1 ở làng Kandal, thành phố Bavet thuộc tỉnh Svay Rieng, giáp biên giới với Việt Nam.

Ông Sum Pov là tướng thứ hai thuộc các lực lượng vũ trang Campuchia bị tước quân tịch do vi phạm lệnh phong tỏa chống dịch của Chính phủ. Trước đó, Thiếu tướng Ong Chanthuok, Phó tham mưu trưởng Tổng cục cảnh sát Campuchia cũng bị bắt giữ, khai trừ và tước quân hàm vì tổ chức tiệc vi phạm lệnh giới nghiêm ở Phnom Penh.

Ông Ong Chanthuok và hai người làm bị truy tố tội cản trở thi hành luật chống COVID-19 và phòng ngừa bệnh truyền nhiễm. Nếu bị kết tội, cả ba đối diện bản án tới 5 năm tù giam.

Bài liên quan
Ca chết đầu tiên do COVID-19 ở Campuchia liên quan người Trung Quốc, Thủ tướng  Husen ra lệnh chuẩn bị các lò hỏa táng mới
Campuchia áp dụng các hình phạt cứng rắn với những ai vi phạm quy tắc trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
4 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Từ 500 ca COVID-19 trước 20.2, Campuchia nay có 17.621 ca và 114 người chết: Chỉ vì ổ dịch người Trung Quốc?