Mối quan hệ không mấy êm đẹp giữa tỷ phú Jack Ma với chính quyền Trung Quốc phủ bóng lên thu nhập và tương lai của Tập đoàn Alibaba.
Jack Ma gây ra một chuỗi sự kiện làm tăng sự giám sát của pháp luật với Alibaba và sự không chắc chắn cho tương lai của gã khổng lồ thương mại điện tử.
Ngay cả khi Alibaba báo cáo thu nhập quý 4/2020 cao hơn kỳ vọng, các nhà phân tích và chuyên gia cảnh báo rằng xích mích giữa Jack Ma với chính quyền Trung Quốc có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Rebecca Fannin, tác giả cuốn sách Những gã công nghệ khổng lồ Trung Quốc, chia sẻ với CNBC qua email: “Các nhà đầu tư đang nhìn Alibaba với con mắt cẩn thận hơn nhiều sau khi bị thu hút bởi câu chuyện tăng trưởng và hồ sơ toàn cầu của người sáng lập. Những mối xích mích hiện tại là thực tế mới với các nhà đầu tư có thể đã không cân nhắc kỹ lưỡng về cách thức mà công ty vươn lên như một gã khổng lồ công nghệ hùng mạnh, có thể là mối đe dọa với tình trạng này”.
Việc này bắt đầu vào 24.10.2020 khi Jack Ma đưa ra một số nhận xét tiêu cực về các cơ quan quản lý tài chính Trung Quốc tại diễn đàn kinh tế, chỉ vài ngày trước đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trị giá đến 37 tỉ USD của Ant Group ở Thượng Hải và Hồng Kông, vốn có thể là lớn nhất thế giới. Jack Ma cũng thành lập Ant Group và Alibaba sở hữu khoảng 1/3 công ty này.
Các cơ quan quản lý đã đình chỉ IPO của Ant Group hai ngày trước nó khi diễn ra. Ant Group đã thanh minh rằng "các vấn đề quan trọng như những thay đổi trong môi trường quản lý công nghệ tài chính" để hủy bỏ IPO.
Thế nhưng, tình tiết này đã thúc đẩy các nhà quản lý tập trung vào hoạt động kinh doanh rộng lớn hơn của Alibaba. Tháng 12.2020, Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của Trung Quốc (SAMR) đã mở cuộc điều tra với Alibaba về các hoạt động độc quyền.
Ant Group đang làm việc trên "kế hoạch cải chính" trong khi Alibaba cho biết sẽ hợp tác với các cơ quan quản lý về cuộc điều tra chống độc quyền.
Chuỗi sự kiện này đã làm gia tăng căng thẳng giữa chính quyền Trung Quốc và Jack Ma.
Tỷ phú 56 tuổi đã im tiếng hơn 3 tháng trước khi xuất hiện trở lại trong video cho quỹ từ thiện của mình vào tháng 20.1.2021. Song vào hôm 1.2, Reuters đưa tin Jack Ma đã bị loại khỏi danh sách các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc do truyền thông nhà nước công bố, trong sự dè bỉu hơn nữa với ông.
Có hai mối quan tâm lớn hiện nay. Đầu tiên, Ant Group có thể bị buộc phải tái cấu trúc và thậm chí thu hẹp quy mô một số hoạt động kinh doanh của mình như cho vay, vốn đã thúc đẩy tăng trưởng của công ty này. Những động thái như vậy có thể làm giảm nghiêm trọng giá trị Ant Group. Mối quan tâm thứ hai là liệu các nhà quản lý có thể buộc Alibaba phải chia tay hoặc thay đổi các bộ phận kinh doanh thương mại cốt lõi ở Ant Group, vốn là động lực lợi nhuận lớn nhất của tập đoàn này hay không.
Neil Campling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu công nghệ, truyền thông và viễn thông tại Mirabaud Securities, chia sẻ với CNBC qua email: “Hiện tại rủi ro lớn nhất dường như xoay quanh niềm tin của các nhà đầu tư vào thương hiệu và hệ sinh thái Alibaba, nhưng nếu có quy định chặt chẽ hơn với các động lực cốt lõi của nền tảng Alibaba thì điều đó chắc chắn có thể kìm hãm sự phát triển của Alibaba. Tất cả sự đổi mới và đan xen phức tạp của các khía cạnh khác nhau từ hệ sinh thái kết hợp lại để mang đến lợi thế về quy mô và tăng trưởng”.
Chỉ là "tiếng ồn" cho các nhà đầu tư dài hạn
Rebecca Fannin tin rằng xích mích của Jack Ma với Bắc Kinh sẽ giảm bớt nhưng Alibaba sẽ cần một chút “nhanh nhẹn để đối phó với áp lực từ chính phủ, nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng trong nền kinh tế kỹ thuật số và mối quan tâm của nhà đầu tư”.
Cổ phiếu niêm yết tại Mỹ của Alibaba đã phải chịu áp lực kể từ khi đợt IPO của Ant Group bị đình chỉ, giảm từ mức cao kỷ lục khi chốt phiên vào ngày 27.10.2020 là 317,14 USD xuống còn 254,50 USD lúc chốt phiên hôm 2.2.2021, giảm gần 20%.
Dù vậy, một số nhà phân tích và nhà đầu tư vẫn lạc quan.
Matthew Schopfer, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Infusing - nhà quản lý tài sản được đầu tư vào Alibaba, nói rằng mối quan tâm gần đây xung quanh gã khổng lồ công nghệ "sẽ gây ồn ào cho các nhà đầu tư dài hạn".
“Alibaba là ví dụ hàng đầu về khả năng công nghệ của Trung Quốc và chúng tôi không mong đợi chính phủ sẽ gây thiệt hại vĩnh viễn cho doanh nghiệp. Ngoài ra, quy định cao hơn sẽ chỉ thu hút thêm các công ty lớn như Alibaba. Khi đi đến phía bên kia của những luồng quy định, chúng tôi nghĩ rằng thị trường sẽ lại tập trung vào Alibaba và các nền tảng của nó như một phần quan trọng trong cuộc sống người tiêu dùng Trung Quốc hàng ngày. Alibaba sẽ hưởng lợi chính từ sự tăng trưởng sức mạnh chi tiêu ở Trung Quốc và số hóa ngày càng tăng của tiêu dùng”, Matthew Schopfer nói.