Người tiêu dùng Thái Lan có thể dễ dàng mua sắm, trải nghiệm và tích cực ủng hộ mặt hàng vải thiều của Việt Nam với giá 299 bath/kg (tương đương 200.000 đồng/kg).
Tại Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ 6, Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar đã chia sẻ câu chuyện chuyển đổi số của Israel trong việc phát triển nông nghiệp.
Trước khi chính thức phát động hỗ trợ tiêu thụ vải thiều, Cần Thơ đã tiêu thụ được hơn 150 tấn. Trong những ngày tới nhiều xe lạnh chở vải từ Bắc Giang sẽ tiếp tục đến Cần Thơ và tới tay người dùng.
Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã trở thành sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây được xem là "giấy thông hành" để vải thiều xuất khẩu vào các thị trường lớn khác.
Theo ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, tỉnh đang gặp hai cái khó trong tiêu thụ vải thiều: phương tiện vận chuyển và việc lưu thông qua các chốt trạm kiểm dịch.
Phía Nhật Bản cho biết, do tác động của dịch bệnh COVID-19 nên không thể cử chuyên gia của họ sang Việt Nam để kiểm tra, công nhận hệ thống xử lý khử trùng quả vải tươi xuất khẩu của Việt Nam.
Xác định khó khăn trong việc xuất bán sang các thị trường tiềm năng lúc dịch COVID-19 diễn biến căng thẳng, tỉnh Bắc Giang đã chuẩn bị 3 kịch bản để tiêu thụ 160.000 tấn vải thiều năm nay, trong đó chủ yếu là kích cầu thị trường nội địa.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, tính đến hết ngày 6.6, tổng sản lượng tiêu thụ vải thiều ước đạt 37.260 tấn với tổng doanh thu ước đạt 1.738 tỉ đồng.
Bên cạnh các biện pháp ổn định giá cả, các doanh nghiệp cũng đề nghị cơ quan chức năng tăng cường đưa vải thiều đến với các sàn giao dịch điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ.
Khi mới bước vào đầu vụ, giá vải thiều bán trên thị trường còn ở mức 70.000 - 80.000 đồng/kg. Đến thời điểm hiện nay, giá bán đã giảm mạnh, có nơi chỉ dao động ở mức 7.000 - 14.000 đồng/kg.
Có đến hơn 1.000 hộ dân có vườn vải thiều thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên; hàng chục hộ thu nhập 500 triệu đồng, cá biệt có những vườn vải đem lại trên 800 triệu đồng...