Mariangela Simao, trợ lý của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết quá trình phê duyệt vắc xin Sputnik V tại WHO sắp được giải quyết sau các cuộc đàm phán với Nga.

WHO hé lộ lý do quy trình phê duyệt Sputnik V đình trệ, nhà sản xuất báo tin vui

Sơn Vân | 07/10/2021, 21:54

Mariangela Simao, trợ lý của Tổng giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cho biết quá trình phê duyệt vắc xin Sputnik V tại WHO sắp được giải quyết sau các cuộc đàm phán với Nga.

"Vắc xin Sputnik V đã bắt đầu nộp đơn vào đầu năm nay nhưng quy trình này bị đình trệ vì thiếu một số thủ tục pháp lý và tôi vui mừng nói rằng trong các cuộc đàm phán với chính phủ Nga, vấn đề này sắp được giải quyết. Ngay sau khi các thủ tục pháp lý hoàn tất, chúng tôi sẽ có thể khởi động lại quá trình này", Mariangela Simao nói trong một cuộc họp báo trực tuyến.

Tuần trước, Bộ trưởng Y tế Nga - Mikhail Murashko cho biết vắc xin Sputnik V ngừa COVID-19 đang trên đường nhận được sự chấp thuận của WHO.

"Tất cả các rào cản đã được dỡ bỏ tính đến ngày hôm nay. Chúng tôi không thấy bất kỳ trở ngại nào để tiếp tục công việc của mình. Điều này đã được xác nhận bởi Tổng giám đốc WHO. Mọi vấn đề đã được giải quyết. Bây giờ công ty đăng ký vắc xin với WHO cần phải ký một số tài liệu và cung cấp thêm các thủ tục giấy tờ. Đó là một thủ tục hành chính", ông Mikhail Murashko nói với các phóng viên tại Geneva (Thụy Sĩ).

Trong khi đó, công ty phát triển Sputnik V, Viện nghiên cứu Gamaleya, hy vọng rằng loại vắc xin này sẽ nhận được sự chấp thuận cần thiết từ WHO vào cuối năm nay.

"Tôi tin rằng điều đó sẽ xảy ra trong những tháng tới - tháng 10 hoặc tháng 11. Tôi nghĩ chúng ta sẽ kết thúc năm nay với việc vắc xin cuối cùng đã được WHO công nhận", Vladimir Gushchin, nhà nghiên cứu cấp cao của Viện nghiên cứu Gamaleya, cho biết tại diễn đàn công nghệ sinh học OPENBIO tuần này.

Ông lưu ý rằng sự phê duyệt của WHO là ưu tiên của Viện nghiên cứu Gamaleya và Quỹ đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), vốn đã tham gia rất nhiều vào việc sản xuất, nghiên cứu lâm sàng và đăng ký Sputnik V với các cơ quan có liên quan.

Vladimir Gushchin nói thêm rằng ông đã mong đợi Sputnik V sẽ được chấp thuận vào tháng 9, như WHO thông báo trước đó, nhưng điều đó không xảy ra.

Sputnik V hiện được phép sử dụng ở 70 quốc gia đại diện cho tổng dân số 4 tỉ người, hay 50%dân số thế giới.

who-he-lo-thong-tin-ve-quy-trinh-phe-duyet-sputnik-v.jpg
Sputnik V được tiêm 2 liều cách nhau 3 tuần, bảo quản ở 2-8 độ C

Hôm 7.10, Nga đã báo cáo 27.550 ca mắc COVID-19 mới, nhiều lớn nhất trong một ngày mà nước này ghi nhận năm nay, trong bối cảnh làn sóng nhiễm trùng khiến các quan chức hối thúc người dân đi tiêm vắc xin.

Lực lượng đặc nhiệm coronavirus của chính phủ Nga cũng cho biết 924 người đã chết vì các nguyên nhân liên quan đến COVID-19 trong 24 giờ qua, gần với con số kỷ lục trong 1 ngày.

Là quốc gia với 146 triệu dân, Nga có số người chết vì COVID-19 cao nhất châu Âu: 213.549. Song bất chấp sự gia tăng liên tục về số mắc COVID-19 và trường hợp tử vong do căn bệnh này, các quan chức Nga cho biết không có kế hoạch áp đặt đợt phong tỏa. Quy định đeo khẩu trang đã có nhưng được thực thi một cách lỏng lẻo.

Trong thời gian ngắn, Moscow đã cố gắng yêu cầu bằng chứng về việc tiêm vắc xin hoặc xét nghiệm PCR âm tính với khách hàng trong nhà tại các nhà hàng và quán bar, nhưng đã từ bỏ chương trình này sau khi các chủ doanh nghiệp phàn nàn về giảm doanh thu.

Dù Nga tự hào về việc tạo ra loại vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới là Sputnik V, chỉ 92,2 triệu người đã tiêm ít nhất một mũi vắc xin và 43,3 triệu người đã tiêm hai mũi (30,0%).

Ngoài ra, các xét nghiệm kháng thể SARS-CoV-2 phổ biến ở Nga và một số nhà quan sát cho rằng điều này góp phần vào số lượng tiêm vắc xin thấp.

Các chuyên gia y tế phương Tây cho biết các xét nghiệm kháng thể không đáng tin cậy để chẩn đoán COVID-19 hoặc đánh giá khả năng miễn dịch với vi rút SARS-CoV-2. Các kháng thể mà các xét nghiệm này tìm kiếm chỉ có thể dùng làm bằng chứng về một lần nhiễm vi rút SARS-CoV-2 trong quá khứ.

Các nhà khoa học nói vẫn chưa rõ mức độ kháng thể cho thấy một người có khả năng bảo vệ khỏi vi rút SARS-CoV-2 và trong thời gian bao lâu.

Bài liên quan
‘Vắc xin Sputnik V hiệu quả khoảng 90% với biến thể Delta’
Các nhà phát triển cho biết vắc xin Sputnik V (Nga) có hiệu quả khoảng 90% với biến thể Delta.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
29 phút trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
WHO hé lộ lý do quy trình phê duyệt Sputnik V đình trệ, nhà sản xuất báo tin vui