Trong Hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm qua ngày 2.6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã đề cập đến sự kiện xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn cách đây tròn 30 năm.

Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đề cập biến cố Thiên An Môn 1989

Anh Tú | 03/06/2019, 07:42

Trong Hội nghị Đối thoại Shangri-La ở Singapore hôm qua ngày 2.6, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa đã đề cập đến sự kiện xảy ra ở quảng trường Thiên An Môn cách đây tròn 30 năm.

Đây là lần hiếm hoi một quan chức cấp cao của Bắc Kinh chính thức nói về sự kiện được coi là nhạy cảm tại Trung Quốc. Cách đây 30 năm, quảng trường Thiên An Môn là nơi tập trung của nhiều sinh viên trí thức Trung Quốc sau cái chết của cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang – một nhà cải cách của Trung Quốc thời bấy giờ. Họ biểu tình với đòi hỏi về những thay đổi trong chính trị xã hội Trung Quốc thời điểm đó.

Trước cuộc biểu tình của giới sinh viên, chính quyền Trung Quốc khi đó đưa quân đội vào giải tán những người tập trung tại quảng trường Thiên An Môn và sau ngày 4.6 thì tình trạng sinh viên tập trung tại Thiên An Môn không còn nữa.

Trả lời một câu hỏi trong khuôn khổ Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Ngụy Phượng Hòa thừa nhận: "Mọi người đều quan tâm đến Thiên An Môn sau 30 năm" và cho rằng: "Trong suốt 30 năm, Trung Quốc dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản đã trải qua nhiều thay đổi - bạn có nghĩ rằng chính phủ đã sai khi xử lý vào ngày 4 tháng 6 không? Có một kết luận cho biếncố đó. Chính phủ đã quyết đoán trong việc ngăn chặn tình trạng hỗn loạn".

Ông Ngụy nói thêm rằng, sự phát triển của Trung Quốc từ năm 1989 cho thấy hành động của chính phủ là hợp lý. “Các cuộc biểu tình ở Thiên An Môn là "bất ổn chính trị mà chính quyền trung ương cần phải dập tắt, đó là chính sách đúng đắn", ông nói. "Do đó, Trung Quốc đã có được sự ổn định và nếu bạn đến thăm Trung Quốc, bạn có thể hiểu được một phần của lịch sử".

Trước đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Vũ Khiêm cũng đề cập đến sự cố Thiên An Môn trong cuộc giao ban báo chí hằng tháng. Khi các nhà báo hỏi liệu Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA)có bình luận gì về việc đàn áp sinh viên 30 năm trước, thì ông NgôKhiêm đã lên tiếng ở mức độ dè dặt hơn so với cách ông Ngụy trả lời tại Singapore.

"Tôi không đồng ý với từ "đàn áp" trong câu hỏi của bạn", ông NgôKhiêm chỉnh lại câu hỏi đồng thời khẳng định: "Trong 30 năm qua, quá trình cải cách và phát triển của chúng tôi cũng như sự ổn định và thành tựu của chúng tôi đã trả lời cho câu hỏi của bạn".

Về việc 30 năm trước, chính quyền dùng quân đội giải tán sinh viên biểu tình thì có rất nhiều luồng dư luận trái chiều sau đó. Báo chí phương Tây cho rằng có việc đưa xe tăng vào quảng trường và nổ súng đẫm máu với số người thương vong cao (với nhiều con số khác nhau).

Trang Local.de của Đứctrích lời ông Helmut Schmidt (Thủ tướng CHLB Đức từ 1974 tới 1982) – một chính trị gia phương Tây hiếm hoi phủ nhận sự mô tả về "vụ thảm sát". Theo ông tường thuật, đoàn biểu tình ban đầu ôn hòa, quân đội Trung Quốc cũng chỉ trang bị thô sơ và không có kế hoạch dùng bạo lực để đàn áp.

Tuy nhiên những người biểu tình về sau đã ném bom xăng, gạch đá tấn công quân đội và từ đó bạo lực mới xảy ra. Ông Helmut Schmidt nói thêm: Trong vụ Thiên An Môn, quân đội Trung Quốc chỉ tự vệ và con số 2.600 người chết là "cực kỳ phóng đại" so với báo cáo từ Đại sứ quán Đức tại Bắc Kinh.

Năm 2012, Wikileaks đã tiết lộ về vụ Thiên An Môn từ điện tín gửi về Mỹ của tòa đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh vào thời điểm vụ Thiên An Môn xảy ra. Bức điện có nội dung khá giống với tường thuật của cựu thủ tướng Đức Helmut Schmidt nhưng ngoàithông tin là quân lính Trung Quốc thực sự đã không nổ súng bắn người biểu tình thì bức điện còn bổ sung thêm: những vụ bắn giết người biểu tình chỉ diễn ra bên ngoài quảng trường, tại khu vực trung tâm của thành phố.

Năm 2011, Telegraph đưa lại ý kiến của James Miles, phóng viên BBC tại Bắc Kinh vào thời điểm đó, thừa nhận rằng ông đã "truyền đạt ấn tượng sai lầm" và cho biết rằng "không hề có vụ thảm sát nào tại Quảng trường Thiên An Môn, mặc dù đã có một vụ thảm sát tại Bắc Kinh".

Trong khi đó, phía Trung Quốc khẳng định không có vụ "thảm sát sinh viên" trong sự kiệnThiên An Môn và quân lính đã giải tán người biểu tình mà không nổ súng.

Nhìn chung, báo cáo từ các bên khác nhau và rất khó kiểm chứng nên cho đến nay vẫn chưa có thống kê nào được coi là chính xác và thừa nhận rộng rãi.

Cách đây 2 năm cũng dịp này, Mỹ đã lên tiếng đòi Trung Quốc bạch hóa cụ thể số người thiệt mạng, mất tích và giam giữ trong sự kiện Thiên An Môn. Thông báo của Bộ ngoại giao Mỹ ghi: “Chúng tôi thúc giục Trung Quốc chấm dứt việc sách nhiễu các thành viêngia đình tìm cách cứu giúp và đòi tự do cho những người bị bỏ tù vì gắng nuôi sống ký ức về Thiên An Môn”.

Ngay lập tức, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đáp trả bằng thông báo cho biết chính phủ đã đưa ra kết luận dứt khoát về sự hỗn loạn chính trị vào cuối thập niên 1980. Thông báo viết: “Hoa Kỳ đã phớt lờ các sự thật khách quan, đưa ra những lời buộc tội vô căn cứ vớichính phủ Trung Quốc hết năm này đến năm khác và can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Trung Quốc”, đồng thời kêu gọi: “Phía Hoa Kỳ cầnloại bỏ những định kiến, khắc phục những hành động sai trái và bảo vệ sự phát triển ổn định của quan hệ Trung Quốc-Hoa Kỳ thông qua các hành động thực tế”.

Anh Tú
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc đề cập biến cố Thiên An Môn 1989