Dù thu hút rất nhiều người theo dõi trên Twitter lẫn Facebook, ông Donald Trump vẫn bị Joe Biden đánh bại trong cuộc đua Tổng thống Mỹ. Nếu không có phép xảy ra, Trump sẽ rời Nhà Trắng với “di sản” là việc chống lại thế giới công nghệ dù dựa vào Facebook, Twitter để lan truyền thông tin và làm dư luận xôn xao.

Các vấn đề về công nghệ và COVID-19 gây nhức nhối trong nhiệm kỳ của ông Trump

Nhân Hoàng | 08/11/2020, 22:00

Dù thu hút rất nhiều người theo dõi trên Twitter lẫn Facebook, ông Donald Trump vẫn bị Joe Biden đánh bại trong cuộc đua Tổng thống Mỹ. Nếu không có phép xảy ra, Trump sẽ rời Nhà Trắng với “di sản” là việc chống lại thế giới công nghệ dù dựa vào Facebook, Twitter để lan truyền thông tin và làm dư luận xôn xao.

Tối 7.11, nhiều hãng tin như CNN, Fox, The New York Times, The Wall Street Journal, ABC, CBS và NBC đồng loạt tuyên bố ông Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ khi thắng ở cả Pennsylvania và Nevada để giành được 279 phiếu đại cử tri dù còn một số bang vẫn chưa kiểm phiếu bầu xong. Thế nhưng, ông Trump cho biết không nhượng bộ Biden và thách thức kết quả này.

Bốn năm làm tổng thống của ông Trump được đánh dấu bằng mối quan hệ yêu/ghét với giới công nghệ. Với hơn 88 triệu người theo dõi trên Twitter, ông Trump là bậc thầy về truyền thông xã hội, thường làm gián đoạn các dòng tin tức và thay đổi các tiêu chuẩn của tổng thống đột ngột bằng tweet mắc lỗi chính tả. Tuy nhiên, Trump liên tục chống lại những ý kiến ​​trái chiều với mình từ Twitter, Facebook và Google, những công ty đang vật lộn để dập tắt thông tin sai lệch - một số trong số đó đến từ ông. Trong những ngày sau cuộc bầu cử hôm 3.11, một số lượng đáng kể các tweet và bài đăng trên Facebook của Trump đã bị gắn cờ là thông tin sai lệch.

Việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, đặc biệt là khả năng thu hút người theo dõi qua Twitter, đóng vai trò quan trọng trong việc Trump bất ngờ từ ông trùm bất động sản, người có doanh nghiệp nộp đơn phá sản 6 lần và ngôi sao của chương trình thực tế The Apprentice, trở thành ứng cử viên đảng Cộng hòa cho vị trí lãnh đạo nước Mỹ.

Trump đã khiến cả nước choáng váng khi đánh bại ứng cử viên Đảng Dân chủ - Hillary Clinton vào năm 2016 dù thua số phiếu phổ thông đến 2,9 triệu. Sự hiện diện trên mạng xã hội vẫn là công cụ quan trọng trong nỗ lực tái đắc cử của ông Trump năm nay.

Cuộc bầu cử năm 2016 cùng những câu hỏi về ảnh hưởng của Nga với kết quả này, làm dấy lên lo ngại của các nhà lập pháp cũng như cử tri về tác động tiêu cực của mạng xã hội với xã hội và cuộc sống người Mỹ. Bên cạnh đó là mối quan hệ không mấy êm đẹp giữa Trump và giới công nghệ, việc chụp ảnh thân mật cùng các giám đốc điều hành công nghệ và xung đột về những bất đồng nguyên tắc.

Trump và các đại gia công nghệ

Trump đã tổ chức nhiều cuộc họp công khai và riêng tư với các giám đốc điều hành công ty công nghệ lớn như Tim Cook của Apple, Mark Zuckerberg của Facebook cùng lãnh đạo các nhà mạng không dây. Vào tháng 5.2017, ông Trump đã thành lập Hội đồng Công nghệ Mỹ để hiện đại hóa cách thức hoạt động của chính phủ và thường quảng bá mối quan hệ của mình với các công ty Mỹ.

nhung-van-de-ve-cong-nghe-va-covid-19-gay-nhuc-nhoi-trong-nhiem-ky-cua-ong-trump.jpg
Ông Trump gặp gỡ Giám đốc điều hành Apple - Tim Cook tại Phòng Bầu dục

Trump nhiều lần hợp tác với các đại gia công nghệ. Một tháng sau khi Hội đồng Công nghệ Mỹ được thành lập, Trump đã rút khỏi Hiệp định khí hậu Paris, hiệp ước giữa gần 200 quốc gia nhằm hạn chế sự nóng lên toàn cầu. Đáp lại, những gã khổng lồ công nghệ như Apple, Google, Microsoft cùng liên minh các doanh nghiệp và tổ chức dân sự cho biết vẫn tôn trọng các điều khoản của thỏa thuận này. Giám đốc điều hành Tesla - Elon Musk thậm chí tuyên bố rời khỏi hội đồng cố vấn của ông Trump nếu Mỹ thực sự rút khỏi thỏa thuận chống biến đổi khí hậu Paris.

Hai tháng sau đó, Trump đã thất bại trong việc kêu gọi những người theo chủ nghĩa Quốc xã Đức trong các cuộc biểu tình ở thành phố Charlottesville, bang Virginia, dẫn đến cái chết của một phụ nữ và 19 người khác bị thương. Thất bại đó khiến một số giám đốc điều hành công nghệ rời bỏ các hội đồng cố vấn của tổng thống, bao gồm Giám đốc điều hành IBM lúc đó là Ginni Rometty, người đã rời khỏi Diễn đàn Chiến lược và Chính sách hiện đã tan rã, và Giám đốc điều hành Intel lúc này là Brian Krzanich, người từ chức ở hội đồng sản xuất.

Việc Nhà Trắng có kế hoạch chấm dứt chương trình Hành động trì hoãn dành cho trẻ em nhập cư vào Mỹ từ thời Obama (hay còn gọi là DACA, chương trình g bảo vệ khoảng 650.000 người nhập cư trái phép vào Mỹ từ khi còn nhỏ tránh bị trục xuất) cũng gây phẫn nộ trong giới công nghệ, khi các công ty như Apple tuyển dụng một số người thuộc diện này.

Năm 2018, các giám đốc điều hành công nghệ đã lên án chính quyền Mỹ đối xử tệ với các gia đình vượt biên trái phép, bao gồm tách trẻ em khỏi cha mẹ của chúng.

Với tư cách là Tổng thống, Trump cáo buộc mạng xã hội kiểm duyệt những tiếng nói bảo thủ, điều mà các công ty đã phủ nhận. Sau khi lần đầu bị Twitter ẩn đi một tweet, hôm 29.5, ông Trump đã ký sắc lệnh hành pháp nhằm giảm sự bảo vệ pháp lý mà mạng xã hội được hưởng. Sắc lệnh này trao cho cơ quan quản lý quyền thực hiện biện pháp pháp lý để chống lại các công ty như Facebook và Twitter liên quan đến cách họ kiểm soát nội dung trên các nền tảng của mình.

Ủng hộ doanh nghiệp Mỹ

Trump ủng hộ việc bãi bỏ quy định, giúp đỡ một số ngành công nghiệp, bao gồm cả các nhà cung cấp dịch vụ internet như Verizon và Comcast. Chủ tịch Ủy ban Truyền thông Liên bang (FCC) - Ajit Pai, người được Trump bổ nhiệm, đã đi đầu trong việc loại bỏ tính trung lập của internet, động thái vẫn đang trải qua một thách thức pháp lý.

Ngày 14.12.2017, ông Ajit Pai thông báo Ủy ban Truyền thông Liên bang đã bỏ phiếu nhất trí bãi bỏ quy định về tự do internet từng được chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama ủng hộ vào 2015. Quy định này gồm các quy tắc nhằm bảo đảm một “hệ sinh thái” internet miễn phí và cởi mở hơn với người sử dụng mạng, thường được gọi là quy tắc trung lập. Quyết định của FCC sẽ đánh dấu sự thay đổi lớn về cách truy cập internet trong thời gian sau đó.

Mục đích bảo vệ các doanh nghiệp Mỹ cũng dẫn đến việc ông Trump gặp khó khăn với Trung Quốc về thương mại. Ông chủ Nhà Trắng đã ký một thỏa thuận cho Broadcom, khi đó có trụ sở chính tại Singapore, để mua Qualcomm (Mỹ) vì lo ngại về việc mất quyền sở hữu trí tuệ 5G. Vào tháng 5.2019, ông Trump đã cấm Huawei sử dụng bất kỳ công nghệ nào của Mỹ, về cơ bản là cắt công ty Trung Quốc khỏi các bộ phận quan trọng trong hệ điều hành Android của Google. Lý do vì ông Trump lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng smartphone và thiết bị Huawei để do thám các cá nhân cùng doanh nghiệp Mỹ.

nhung-van-de-ve-cong-nghe-va-covid-19-gay-nhuc-nhoi-trong-nhiem-ky-cua-ong-trump2.jpg
Nhà Trắng đã ký thỏa thuận để Broadcom mua lại Qualcomm, công ty Mỹ sở hữu nhiều bằng sáng chế 5G quan trọng

Nhà Trắng dưới thời Trump cũng đã cân nhắc việc tăng cường hỗ trợ mạng 5G và đã có lúc đưa ra ý tưởng về mạng 5G được quốc hữu hóa. Hàng loạt thành viên đảng Cộng hòa cùng các ngành công nghiệp viễn thông và công nghệ đã chỉ trích khái niệm này là không thực tế, với việc các nhà mạng đang triển khai.

Quốc hữu hóa đề cập đến việc chính phủ giành quyền kiểm soát một công ty hoặc ngành công nghiệp, thường không bồi thường cho giá trị ròng của tài sản bị tịch thu và các khoản thu nhập tiềm năng. Hành động này có thể thể hiện nỗ lực củng cố quyền lực của quốc gia, tức giận với sở hữu nước ngoài tại các ngành công nghiệp có tầm quan trọng lớn với các nền kinh tế nội địa hoặc nhằm giúp đỡ các ngành công nghiệp thất bại.

Vào tháng 7.2020, Trump đã ban hành lệnh hành pháp yêu cầu TikTok phải bán mình cho công ty Mỹ hoặc có nguy cơ bị đóng cửa, một lần nữa viện lý do lo ngại về bảo mật về lượng dữ liệu mà ứng dụng chia sẻ video ngắn của Trung Quốc thu thập được về công dân Mỹ. Động thái này đã buộc ByteDance, công ty mẹ TikTok tại Trung Quốc, phải thực hiện một thỏa thuận với Oracle và Wallmart.

Trump thất bại trong xử lý coronavirus

Trump bước vào năm 2020 trong cuộc điều trần dẫn đến việc Hạ viện cáo buộc ông lạm quyền khi yêu cầu Ukraine điều tra Joe Biden - ứng viên nặng ký của phe Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Thượng viện sau đó đã tuyên bố trắng án cho Trump.

Thế nhưng, việc xử lý đại dịch COVID-19 kém cỏi và một năm 2020 đầy biến động với các cuộc biểu tình trên toàn quốc về việc cảnh sát đối xử bất công với cộng đồng da đen sau cái chết của George Floyd; cháy rừng tàn phá Bờ Tây; bão lũ đổ bộ vào Nam Bộ… sẽ là những vấn đề gây nhức nhối trong nhiệm kỳ của ông Trump.

Đặc biệt, coronavirus đã tàn phá nước Mỹ, buộc nền kinh tế lớn nhất thế giới phải đóng cửa vào tháng 3 và hàng chục triệu người mất việc. Coronavirus đã lây nhiễm cho hơn 10,1 triệu người ở Mỹ, gần 1/5 tổng số ca bệnh trên khắp thế giới, ngay cả khi các nước khác đã kiềm chế được sự bùng phát của COVID-19.

Trump thừa nhận riêng với nhà báo Bob Woodward rằng ngay từ đầu đã hạ thấp mối đe dọa của COVID-19, nói rằng ông không muốn gây ra sự hoảng loạn.

Trump liên tục đưa ra tuyên bố rằng coronavirus sẽ "biến mất" trong những tháng ấm hơn. Sau khi thúc đẩy các bang mở lại hoạt động kinh doanh, Mỹ đã chứng kiến ​​ sự gia tăng đột biến ca mắc COVID-19 trong mùa hè. Làn sóng thứ ba đã xuất hiện trong vài tuần qua, với hơn 99.000 ca bệnh mỗi ngày.

Trump cũng đối mặt với những lời chỉ trích vì không ủng hộ đeo khẩu trang bất chấp khuyến cáo từ các chuyên gia y tế về hiệu quả của nó trong việc ngăn chặn sự lây lan coronavirus.

Trump lần đầu tiên đeo khẩu trang công khai vào ngày 11.7 khi đi vào thăm các quân nhân bị thương tại Trung tâm quân y quốc gia Walter Reed, bốn tháng sau khi đại dịch xuất hiện ở Mỹ.

Vào tháng 9, Trump đưa ra quan điểm trái ngược với khuyến nghị của Robert Redfield, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, rằng mọi người nên đeo khẩu trang. Khi được hỏi về những bình luận của Redfield, Trump nói rằng hy vọng khẩu trang có thể giúp ích, nhưng một số người "cảm thấy rằng khẩu trang có vấn đề". Lập trường của ông đã khiến nhiều người bỏ ý định đeo khẩu trang.

nhung-van-de-ve-cong-nghe-va-covid-19-gay-nhuc-nhoi-trong-nhiem-ky-cua-ong-trump23.jpg
Sau khi mắc COVID-19, ông Trump vẫn ít khi đeo khẩu trang

Tại cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên, Trump đã chế nhạo việc Biden thường xuyên đeo khẩu trang. Vài ngày sau, Trump tiết lộ rằng ông có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, đưa cuộc bầu cử vốn đã không thể đoán trước vào vòng xoáy khác.

Sau khi khỏi COVID-19, Trump tuyên bố “miễn nhiễm với coronavirus” và liên tục tổ chức các cuộc tập hợp với đám đông lớn mà không đeo khẩu trang cho đến khi nhận kết quả thất bại từ các hãng tin trong cuộc đua với Biden.

Bài liên quan
Microsoft muốn ông Biden đắc cử, Google, Apple, Facebook, Amazon và TikTok ủng hộ ai?
Theo trang Axios, hàng loạt vấn đề đau đầu mà những gã khổng lồ công nghệ Mỹ phải đối mặt sẽ không thay đổi nhiều cho dù ông Donald Trump vẫn ở lại Nhà Trắng hay Joe Biden đắc cử.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các vấn đề về công nghệ và COVID-19 gây nhức nhối trong nhiệm kỳ của ông Trump