Dự án xây cầu đường sắt “khủng” bị bỏ dở đã vạch trần thực tế sau lời hứa trở thành quan hệ đối tác thân cận hơn từ cuộc gặp thứ 15 giữa Tổng thống Nga Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Cầu đường sắt 'gãy' và quan hệ đối tác thân cận Nga - Trung

Trung Trực | 20/07/2016, 10:59

Dự án xây cầu đường sắt “khủng” bị bỏ dở đã vạch trần thực tế sau lời hứa trở thành quan hệ đối tác thân cận hơn từ cuộc gặp thứ 15 giữa Tổng thống Nga Putin với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Báo New York Timesnói vềcây cầu đườngsắt“khủng” mọc trên sông Amur bên bờ Trung Quốc kéo dài một dặm trên dòng nước. Câycầu dừng giữa chừng, lơ lửng trên phần sông không xa thị trấn biên giới Nizhneleninskoye cách Moscow gần 4.000 dặm. Khoảng trống giữa cầu ấy do phía Nga chưa xây xong.

Báo Mỹ nói rằngvì cùng không ưa mô hình dân chủ phương Tây, cảnh giác sức mạnh của Mỹ và sốt ruột tìm nguồn tăng trưởng thịnh vượng mới nênquan hệ Nga - Trung hiện rất thân cận, chí ít ở cấp lãnh đạo.Trong mỗi cuộc gặp,ông Putin và ôngTập đều chứng kiến việcký kếtnhiều thỏa thuận liên doanh và Truing Quốccũnghứa ủng hộ chủ trương “xoay trục về châu Á” của Nga.

Từ khi quan hệ Nga vàphương Tây xấu đi vì vụ Ukraine năm 2014, ông Putin chủ trương chuyển hướng kinh tế - chính trị về phương Đông.

Về lâu dài, Nga - Trung có quá nhiều thứ mà các nước khác rất cần nhưnguồn tài nguyên Nga, thị trường cùngvốn khổng lồ của Trung Quốc, tuy nhiên hai nướccần phải làm việcnhiều chứ không thể chỉ dừng lại ở những lời hứa suông của hai nhàlãnh đạo, theoNew York Times.

Chắc chắn đó là niềm hy vọng của cácquan chức và ngành mỏ ở vùng tự trịgiàu tàu nguyên nhưng nghèo tiền mặt nàyở Nga.Từ lâu, họ trông vào cây cầu đường sắt trên sông Amur là tuyếnđường nối vào nền kinh tế năng động của Trung Quốc. Nếu cầu xây xong, đósẽ là tuyến giao thông suốt năm giữa Nga - Trung trên một vùng biên giới dài hơn 2.000 dặm.

Valery A. Samkov, lãnh đạo thành phố Leninskoye, hy vọng cây cầu và các cơ hội làm ăn sẽ vực dậy một cộng đồng bị giảm số dân từ 30.000 xuống chỉ còn 18.000 người (tính từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991).Ông tỏ ra lạc quan về những tiến bộ từ phía Nga. Sau nhiều năm gặp “các ông trịnh trọng, cắt tóc đẹp và đeo cà vạt”, nay ông liên tục tiếp khách là người của cáccông ty xây dựng đến hỏi nguồn nước, bãi chứa rác một khi công trình cầu đường sắt thực sự bắt đầu làm việc.

Cây cầu xây dang dở trên sông Amur - Ảnh: News.cn

“Xây cầu để xe tăng Trung Quốc tràn qua à?”

Việc tại sao mất quá nhiều thời gian như thế được giải thích: Bất chấp sự tập trung quyền lực về trung ương, lối làm việc hỗn loạn, chồng chéo từ thời Tổng thống Boris Yeltsin (những năm 1990) vẫn còn tồn tại, làm dày thêm cuộc cạnh tranh quyền lợi ở các mảng hành chính, an ninh và tài chính;thậm chí cản trở cả cácdự án chiến lược được ĐiệnKremlin ủng hộ.Các cơ quan Nga hiếm khi hành động nhanh, nhất là khi những khoản tiền lớn là phần thưởng cho những người trong cuộc có quan hệ rộng.

Victor Larin, một chuyên gia Nga về Trung Quốc ở ban Đông Á thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga, nói kiểu “bước lần mò” của Nga đối với cây cầu cho thấy một bộ phận lãnh đạo Nga vẫn bị “hội chứng sợ Trung Quốc”, một sự cảnh giác lâu nay ở Nga về người bạn láng giềng đông dân hơn Nga những 10 lần, nền kinh tế cũng lớn hơn gấp 5 lần, khoản chi quân sự tăng gấp 2 lần.

Ông Larin nói thêm rằngvì quyền lực tập trung về tay ông Putin, “Điện Kremlin điều khiển nước Nga bằng tay”, có nghĩa làm việc vẫn ì ạch mãi cho đến khi Tổng thống Nga can thiệp trực tiếp và mạnh mẽ.Nên dù Điện Kremlin ủng hộ cây cầu, các quan chức cấp thấp trong chính phủ Nga lại lề mề, các quan chức ngành tài chính ở Moscow thì phàn nànvề kinh phí xây cầu, trong khi các sĩ quan quân đội thắc mắc: “Xây cầu để xe tăng Trung Quốc tràn qua à?”.

Ông Larin còn nói Điện Kremlin có tầm nhìn rõ ràng về quan hệ với Trung Quốc nhưng càng xuống cấp thấp thì càng tệ. Đa số cán bộ chưa “chuyển đổi tâm lý đánh giá Trung Quốc là đối tác tin cậy chứ không phải là kẻ thù tiềm năng”.

Dự án cầu đường sắt qua sông Amur nối liền Nga - Trung - Ảnh: The Siberian Times

“Cấpđộ hợp tác hai nước xuống thấp đến mức thảm họa”

Sự khác biệt giữa kỳ vọng và thực tế đang trở thành vấn đề trong quan hệ Nga - Trung.

Sau khi lãnh đạo hai nước hứa tăng thương mại song phương lên 100 tỉ USD trong năm nay và 200 tỉ USD từ năm 2020, khối lượng thương mại hai chiều năm ngoái giảm 28%, chỉ đạt 68 tỉ USD. Con sốchỉ nhích lên vài % điểm trong vài tháng đầu năm 2016.

Sự lộng lẫy của hợp đồng khí đốt 30 năm, ước tính trị giá 400 tỉ USDđược ông Putinký khithăm Trung Quốc hồi tháng 4.2014,cũng bị nhạt nhòavì Nga chưa thể xây một tuyến ống dẫn khí “sức mạnh Siberia”.

Tại một cuộc họp hồi tháng 5 ở Moscow, cựu Đại sứ Trung Quốc Lý Phương Lâm ở Moscow đã bày tỏ thái độbất mãn về tốc độ xây dựng tuyến ống dẫn khí này cùng các dự án khác.Ông nàynói: “Quývị đừng chậm chân nữa, nên hết mình bắt đầu làm việc đi”.Ông còn nói:"Nga - Trung chung định mệnh"nhưng mối quan hệ đối tác chỉ đi vào thực chất, nếu mỗi bên tách khỏi những liên doanh “khủng” do nhà nước tài trợ, mà chuyển sang tương tác (nhắm tới thị trường) giữa các công ty vừa và nhỏ.

Nhưng phía Nga cũng thất vọng, nhất là giới doanh nhân nghĩ về chuyện khai thác thị trường Trung Quốc. Nguồn tiền đầu tư vào nước này đã bị đóng lại.Tỉ phúViktor F. Vekselberg thuộcPhòng Thương mại Nga - Trung về máy móc và sản phẩm công nghệ cao, nói tại cuộc họp báo này: “Điều đáng lưu ý từ kết quả làm việc của chúng tôi trong năm ngoái là cấp độ hợp tác hai nước ở mức thấp đến mức thảm họa”.

Người Nga lên cơn tự ái

Thái độchỉ trích của phía Trung Quốc (đã nêu) khiến người Nga “tự ái”. Trong lần lên truyền hình địa phương mới đây, lãnh đạo công ty giám sát dự án Rubicon (thuộc nhà nước Nga) là Dmitri Astafyev giãi bày: “Chúng tôi bị chỉ trích vì đối tác Trung Quốc đã xây trước 2km, trong khi chúng tôi chỉ xây được 309m. Dĩ nhiên người Trung Quốc có tài, nhưng họ cũng được xây phần dễ”.

Mục tiêu xây cầu trên dòng Amur là giúp giảm chi phí vận chuyển quặng sắt từ các mỏ Nga qua Trung Quốc, kéo hành trình đến một nhà máy thép lớn ở Trung Quốc từ 646 dặm xuống chỉ còn 145 dặm.

NhưngNew York Timesnói rằngdấu hiệu xây dựng duy nhất ở thị trấn Nizhneleninskoye là một nhóm quân biên phòng thuộc Cơ quan an ninh liên bang Nga để tay trần đào đất và một xô nhựa gầnhàng rào an ninh.

Điện Kremlin ủng hộ xây cầu nhưng các quan chức cấp thấp trong chính phủ Nga lạilề mề - Ảnh: News.cn

Ban đầu dự tính là một dự án tư nhân, cây cầu này nhanh chóng chuyển thành một liên doanh do chính phủ Nga - Trung đổ vốn thực hiện.

Valery Gurevich, cựu phó lãnh đạo vùng tự trị Oblast, nói rằngthỏa thuận này cho phép Trung Quốc dẫn đầu: “Từ đó, họ quyết mọi sự, khiến công việc trôi chảy hơn”.

Nhưng những chuyện đơn giản nhất như xây trụ cầu ở đâu đã khiến FSB, chính quyền địa phương và Tổng cục Lâm nghiệp Nga cãi nhau chí chóe. ÔngGurevich cho biết: “Có nhiều lúc tôi chỉ muốn tự treo cổ cho rồi”.

Vấn đề căng hơn là ở phía Nga, ai sẽ trúng nhữngquả thầu xây dựng vốn có thể trị giá hàng trăm triệu USD?

Vài năm trước, Trung Quốc quyết giao phần xây dựng cầu bên phía họ cho một công ty nhà nước. Đơn vị này nhanh chóng bắt tay làm việc và hoàn thành công việc hồi năm 2014.

Nhưng phía Nga, nơi mà các dự án cấp quốc gia cho đến nay luôn bị “phát sinh kinh phí” và bị “rút ruột”, thìmãi đến tháng 6 mới chọn vài công ty xây dựng, mà mỗi công ty đều có những nhân vật quyền lực ở Moscow “chống lưng”.Trúng quả thầu này là SK Most Group, một công ty tư nhân có quan hệ rộng, có tên tuổi nhờ xây một cây cầu ở vùng Vladivostok khiến nhà nước Nga tốn hơn 1 tỉ USD.

Gần đây, các phương tiện xây dựng hạng nặng được đưa đến Nizhneleninskoye, giúp hy vọng cuối cùng sẽ xây xong cây cầu qua Trung Quốc.

Chính quyền vùng cho biết lý do củasự chậmtrễ làvì “dự án này rất độc đáo, cần giải quyết một số vấn đề, đồng thời cho biết đoạn cầu do Nga xây sẽ tốn 9 tỉ rúp (khoảng 140 triệu USD) và dự kiến hoàn thành vào tháng 7.2018.

Trung Trực (theo New York Times)
Bài liên quan
Ukraine nghiên cứu mảnh vỡ tên lửa mới của Nga
Hãng Reuters đưa tin các nhà điều tra Ukraine đang nghiên cứu mảnh vỡ của tên lửa siêu thanh tầm trung Oreshnik mà Nga vừa sử dụng để không kích Dnipro tuần trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
9 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cầu đường sắt 'gãy' và quan hệ đối tác thân cận Nga - Trung