Nhà phân tích tại một think tank ở Đài Loan đang ủng hộ hòn đảo này tham gia vào liên minh chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu chống lại Trung Quốc, như cách để duy trì lợi thế công nghệ và an ninh chiến lược.

‘Đài Loan nên cẩn trọng khi Mỹ mời xây nhà máy sản xuất chip, cảnh giác việc Trung Quốc săn trộm nhân tài’

Nhân Hoàng | 07/02/2021, 19:02

Nhà phân tích tại một think tank ở Đài Loan đang ủng hộ hòn đảo này tham gia vào liên minh chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu chống lại Trung Quốc, như cách để duy trì lợi thế công nghệ và an ninh chiến lược.

Think Tank là tổ chức nghiên cứu, phân tích và vận động chính sách. Thnk Tank cung cấp các phân tích và tư vấn chính sách cho các vấn đề trong nước và quốc tế, hỗ trợ cho quá trình ra quyết định của các nhà hoạch định chính sách, cũng như công chúng.

Ông Wang Che-jen, trợ lý nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Quốc gia do chính quyền Đài Loan tài trợ, cho biết trong bài báo gần đây rằng tình trạng thiếu chip ô tô hiện nay đã nêu bật vị trí chiến lược của Đài Loan với ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Sự thiếu hụt cho thấy chuỗi cung ứng cho các sản phẩm như vậy đã trở thành vấn đề ngoại giao, an ninh và chiến lược, Wang Che-jen đề cập trong bài báo có tiêu đề "Thiếu chip ô tô: Nhìn vào vị trí chiến lược của Đài Loan trong chuỗi cung ứng chất bán dẫn".

Theo báo cáo gần đây trên phương tiện truyền thông, các nhà sản xuất ô tô ở Mỹ, Đức và Nhật Bản đã kêu gọi các nhà máy bán dẫn Đài Loan tăng sản lượng để giảm bớt tình trạng thiếu chip.

Chip ô tô được sử dụng rộng rãi trong quản lý động cơ, bộ phận đánh lửa, truyền động điện tử, giải trí trên xe và hệ thống cảm biến.

Sự thiếu hụt chip ô tô đã trở nên rõ ràng vào tháng 12.2020 sau khi các nhà sản xuất ô tô lớn cắt giảm đơn đặt hàng vào đầu năm 2021 trong bối cảnh nhu cầu sụt giảm do đại dịch COVID-19, Wang Che-jen lưu ý.

Với sự phục hồi gần đây của thị trường ô tô, nhu cầu về chip ô tô đã tăng đột biến. Wang Che-jen nói thêm rằng doanh số bán ô tô chỉ riêng ở Trung Quốc dự kiến ​​sẽ đạt 27 triệu chiếc vào năm 2021.

dai-loan-can-can-trong-khi-my-moi-xay-nha-may-san-xuat-chip-canh-giac-viec-san-trom-nhan-tai-cua-trung-quoc.jpg
Được Mỹ, Nhật mời xây dựng nhà máy sản xuất chip nhưng TSMC nên thận trọng với chuyện này

Theo Wang Che-jen, một trong những cách mà các quốc gia có nền công nghệ tiên tiến đang giải quyết vấn đề này là thu hút các nhà sản xuất chip nước ngoài xây các nhà máy ở nước đó.

Ví dụ, Chính phủ Mỹ và Nhật Bản đã mời TSMC (nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới ở Đài Loan) xây dựng các cơ sở ở nước họ.

Tuy nhiên, Wang Che-jen cảnh báo trước động thái như vậy, nói rằng mặc dù nó có thể giúp rút ngắn chuỗi cung ứng toàn cầu nhưng cũng có thể làm suy yếu lợi thế chiến lược của Đài Loan trong ngành bán dẫn.

Wang Che-jen viết: “Để Đài Loan duy trì 'lá chắn silicon', họ cần thuyết phục các nước châu Âu và Mỹ rằng giữ TSMC ở Đài Loan là lựa chọn tốt nhất”.

Khái niệm "lá chắn silicon" mô tả vị trí chiến lược của Đài Loan trong chuỗi cung ứng công nghệ như một lá chắn trước bất kỳ cuộc tấn công nào từ Trung Quốc.

Wang Che-jen cũng cảnh báo rằng Đài Loan nên cẩn thận với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm săn lùng nhân tài, với mục tiêu 70% tự cung tự cấp trong sản xuất chip vào năm 2025.

Wang Che-jen  cho hay: “Đánh giá từ kinh nghiệm trong quá khứ, các nỗ lực săn trộm nhân tài của Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên”.

Theo báo cáo trên trang Nikkei vào tháng 8.2020, Trung Quốc đã thành công trong việc thu hút hơn 100 kỹ sư TSMC chỉ trong vòng 1 năm, mang lại cho họ gấp đôi số tiền kiếm được ở Đài Loan.

Wang Che-jen nói Trung Quốc đã tăng gấp đôi nỗ lực phát triển ngành công nghiệp bán dẫn của mình vì các lệnh trừng phạt từ Mỹ đã hạn chế khả năng mua chip bán dẫn.

Trong khi đó, ngành công nghiệp bán dẫn của Mỹ đã thúc giục chính quyền Tổng thống Joe Biden thành lập một liên minh bán dẫn với các quốc gia cùng chí hướng để ngăn chặn hoạt động gián điệp công nghệ của Trung Quốc.

Chính quyền Đài Loan nên hướng dẫn các công ty công nghệ của mình tham gia vào một liên minh như vậy, để bảo vệ lợi thế công nghệ và an ninh chiến lược quốc gia của hòn đảo này, Wang Che-jen nhấn mạnh.

Bài liên quan
Nhiều nước cầu cứu, Đài Loan yêu cầu TSMC và các nhà sản xuất chip giúp giảm bớt khủng hoảng toàn cầu
Mỹ, Nhật Bản và châu Âu tìm kiếm sự trợ giúp từ Đài Loan khi các nhà sản xuất ô tô tranh giành chất bán dẫn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Đài Loan nên cẩn trọng khi Mỹ mời xây nhà máy sản xuất chip, cảnh giác việc Trung Quốc săn trộm nhân tài’