Công nghệ có thể giúp chính phủ Ấn Độ đạt mục tiêu tiêm hơn 10 triệu liều vắc xin COVID-19 mỗi ngày.

Dùng máy bay không người lái chuyển vắc xin COVID-19 đến nơi xa xôi để tiêm hơn 10 triệu liều/ngày

Sơn Vân | 12/10/2021, 12:52

Công nghệ có thể giúp chính phủ Ấn Độ đạt mục tiêu tiêm hơn 10 triệu liều vắc xin COVID-19 mỗi ngày.

Ấn Độ đã bắt đầu cung cấp vắc xin COVID-19 đến những nơi xa xôi và khó tiếp cận bằng máy bay không người lái sản xuất trong nước, động thái có thể giúp nước này đạt được mục tiêu đầy tham vọng là tiêm chủng đầy đủ cho toàn bộ dân số trưởng thành hơn 940 triệu người vào cuối tháng 12.2021.

Bộ trưởng Y tế Ấn Độ - Mansukh Mandaviya hồi đầu tháng 10 đã khởi động sáng kiến máy bay không người lái của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ do nhà nước điều hành (sáng kiến ​​đầu tiên như vậy ở Nam Á) và chương trình tiếp cận có tên iDrone ở vùng đông bắc xa xôi của đất nước.

Ngay sau đó, một trong những máy bay không người lái đã vận chuyển vắc xin COVID-19 đến hòn đảo Karang ở giữa hồ nước ngọt lớn nhất khu vực, Loktak ở bang Manipur, thực hiện chuyến đi dài 31 km chỉ trong 15 phút. Cuộc hành trình đó sẽ kéo dài đến 4 giờ nếu di chuyển bằng đường bộ và thuyền.

"Đây là lần đầu tiên một máy bay không người lái Make in India được sử dụng ở Nam Á để vận chuyển vắc xin COVID-19", ông Mansukh Mandaviya nói.

Theo ông Mansukh Mandaviya, công nghệ này có thể chứng minh là "người thay đổi cuộc chơi" trong việc giải quyết những thách thức trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở những khu vực xa xôi. "Tôi thực sự tin tưởng rằng sáng kiến ​​này sẽ giúp chúng tôi đạt được mức độ bao phủ tiêm chủng cao nhất có thể với vắc xin COVID-19", ông nhấn mạnh.

Máy bay không người lái đã được cấp phép để giao hàng ở các bang phía đông bắc Ấn Độ như Manipur và Nagaland cũng như các quần đảo Andaman và Nicobar do liên bang quản lý.

dung-may-bay-khong-nguoi-chuyen-vac-xin-covid-19-den-noi-xa-xoi.jpg
Ấn Độ đã bắt đầu chuyển vắc xin COVID-19 đến những nơi xa xôi và khó tiếp cận bằng cách sử dụng máy bay không người lái sản xuất trong nước

Tính đến ngày 11.10, Ấn Độ đã tiêm khoảng 952 triệu liều vắc xin COVID-19, với hơn 72% dân số trưởng thành đã được tiêm ít nhất một liều và 28% được chủng ngừa đầy đủ.

Khởi động đợt tiêm chủng vào tháng 1, quốc gia Nam Á với hơn 1,3 tỉ dân đã tiêm trung bình 7,87 triệu liều vắc xin COVID-19 mỗi ngày vào tháng 9, tăng đáng kể so với 4,34 triệu liều hàng ngày hồi tháng 7, theo Bộ Y tế.

Ấn Độ đang tiêm vắc xin Covishield (phiên bản của vắc xin AstraZeneca do Viện Huyết thanh của Ấn Độ sản xuất), Covaxin (loại vắc xin được phát triển trong nước do Bharat Biotech sản xuất) và Sputnik V từ Nga.

Để đạt được mục tiêu tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ cho tất cả mọi người trên 18 tuổi vào cuối năm nay, cả nước cần đẩy mạnh hơn nữa việc chủng ngừa bằng cách thực hiện hơn 10 triệu mũi mỗi ngày. Đến nay, Ấn Độ chỉ đạt được mục tiêu đó 5 lần kể từ cuối tháng 8.

Tuy nhiên, chính phủ Ấn Độ có vẻ tự tin. "Chúng tôi đang đi khá đúng hướng. Chương trình tiêm chủng đang hướng tới mục tiêu đó vì chúng tôi muốn tiêm chủng đầy đủ cho công dân của mình càng sớm càng tốt", V.K. Paul, cố vấn hàng đầu của chính phủ về COVID-19, nói trong cuộc họp báo vào tuần trước.

Là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai trong đại dịch sau Mỹ, Ấn Độ đến nay đã báo cáo 33,9 triệu ca mắc COVID-19 với hơn 450.000 người chết. Số ca lây nhiễm COVID-19 hàng ngày đã giảm xuống dưới 30.000 từ mức cao nhất là hơn 400.000 vào đầu tháng 5.

Tuy nhiên, nguy cơ gia tăng số ca mắc COVID-19 vẫn còn khi mùa lễ hội Ấn Độ bắt đầu vào 7.10, khoảng thời gian mà nhiều người tập trung ở chợ và tham dự các cuộc tụ họp xã hội.

Bài liên quan
Tòa án Ấn Độ yêu cầu giảm thời gian chờ tiêm liều 2 vắc xin AstraZeneca từ 16 xuống 12 tuần nếu trả tiền
Một tòa án Ấn Độ yêu cầu chính phủ đưa ra lựa chọn khoảng cách ngắn hơn 4 tuần giữa hai liều vắc xin AstraZeneca cho những người trả tiền tiêm, giảm xuống 12 tuần từ 16 tuần tuần như hiện nay.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
1 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng máy bay không người lái chuyển vắc xin COVID-19 đến nơi xa xôi để tiêm hơn 10 triệu liều/ngày