Theo tài liệu phục vụ cho đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) diễn ra ngày hôm nay (29.4), Eximbank muốn xin ý kiến cổ đông về việc tiếp tục triển khai dự án tháp Eximbank với kinh phí khoảng 3.600 tỉ đồng tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TP.HCM.

Lỗ trăm tỉ, Eximbank vẫn xin cổ đông xây trụ sở nghìn tỉ

Phan Diệu | 29/04/2016, 06:01

Theo tài liệu phục vụ cho đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) diễn ra ngày hôm nay (29.4), Eximbank muốn xin ý kiến cổ đông về việc tiếp tục triển khai dự án tháp Eximbank với kinh phí khoảng 3.600 tỉ đồng tại số 7 Lê Thị Hồng Gấm, quận 1, TP.HCM.

Cụ thể, HĐQT đề xuất phương án điều chỉnh thiết kế kiến trúc tháp Eximbank phù hợp với địa bàn, cảnh quan và mục đích sử dụng và thay đổi chức năng, chỉ tiêu kiến trúc quy hoạch xây dựng công trình hiệu quả hơn. Đồng thời, điều chỉnh quy mô dự án để phù hợp với điều kiện hiện tại và xu thế phát triển của TP.HCM.

Lãnh đạo Eximbank cũng đề xuất chọn đối tác trong và ngoài nước để liên doanh, hợp tác đầu tư với tiêu chí là giảm chi phí đầu tư của ngân hàngnày ở mức thấp nhất cũng như tận dụng lợi thế thương mại của khu đất nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho Eximbank.

Các hình thức liên doanh hợp tác đầu tư dự kiến là Eximbank chỉ góp vốn bằng quyền sử dụng đất, phía đối tác đầu tư vốn để xây dựng. Sau khi dự án hoàn thành, Eximbank được quyền sử dụng một phần mặt bằng văn phòng của tòa nhà. Các hình thức hợp tác đầu tư khác phải phù hợp điều kiện Eximbank và pháp luật hiện hành.

Được biết, mục tiêu đầu tư xây dựng ban đầu của Eximbank là để làm văn phòng và căn hộ. Dự án có quy mô gồm 5 tầng hầm, 40 tầng cao với tổng diện tích sàn xây dựng là hơn 68.000 m2 (bao gồm cả tầng hầm và tầng kỹ thuật).

Về hồ sơ pháp lý khu đất, Eximbank nói ngân hàng đã có chủ quyền đất hợp lệ và cần thực hiện đóng nghĩa vụ tài chính bổ sung (khoảng 200 tỉ đồng) theo quy hoạch được chấp thuận. Chi phí xây dựng dự kiến khoảng 3.600 tỉ đồng và đã ký hợp đồng với Công ty Nikken Sekkei để thiết kế công trình.

Dự án đầu tư xây dựng công trình tháp Eximbank được ĐHĐCĐ thường niên năm 2011 chấp thuận kế hoạch xây dựng và bắt đầu triển khai từ tháng 4.2011.

Đến ngày 23.6.2014, ngân hàng chấp thuận thay đổi quy mô, chức năng dự án từ quy mô 5 tầng hầm, 40 tầng cao xuống còn 3 tầng hầm và 20 tầng cao và bỏ chức năng căn hộ, chỉ giữ lại chức năng văn phòng. Ngân hàngnày cũng có nghị quyết về việc đàm phán lại chi phí tư vấn quản lý dự án, thiết kế và quản lý khối lượng theo quy mô mới. Thế nhưng, phương án này vẫn chưa được chấp thuận.

Sau đó, Eximbank gửi thông báo đến các đơn vị tư vấn để tạm dừng dự án và nghiên cứu đề xuất hợp tác đầu tư với Công ty Shimizu. Đến ngày ngày 3.2.2015, dự án đã tạm dừng và chờ HĐQT nhiệm kỳ mới xem xét quyết định.

Trong báo cáo tài chính kiểm toán của Eximbank, năm 2015, ngân hàng này cho biết đãthu về 8.601 tỉ đồng doanh thu, giảm nhẹ so với năm 2014. Sau khi trừ đi chi phí lãi, thu nhập lãi thuần tăng trưởng hơn 20%, đạt 3.397 tỉ đồng. Thế nhưng, sự gia tăng của chi phí hoạt động cùng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng khiến lợi nhuận sau thuế của Eximbank chỉ còn gần 40 tỉ đồng, tương đương 11% lợi nhuận năm 2014. So với báo cáo tự lập, lợi nhuận sau thuế sau kiểm toán giảm 36%, từ 62,47 tỉ đồng xuống còn xấp xỉ 34 tỉ đồng.

Đáng chú ý, lợi nhuận chưa phân phối năm 2014 của Eximbank đã bị điều chỉnh hồi tố từ 114,01 tỉ đồng xuống còn âm 834,56 tỉ đồng. Trong báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất, lợi nhuận chưa phân phối năm 2015 cũng âm 817,47 tỉ đồng.Việc điều chỉnh hồi tố này căn cứ theo kết luận thanh tra của Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 19.10.2015.

Với lợi nhuận chưa phân phối năm 2015 là âm 817,47 tỉ đồng đã khiến Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) đưa cổ phiếu EIB của Eximbank vào diện cảnh báo kể từ ngày 8.4.2016.

Trước kết quả kinh doanh như trên, mới đây, lãnh đạo Eximbank đã lên tiếng và cam kết minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng này cũng tiếp tục thực hiện việc hạch toán phân bổ đầy đủ các khoản chi phí dự phòng rủi ro để phản ánh đúng kết quả hoạt động.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
10 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lỗ trăm tỉ, Eximbank vẫn xin cổ đông xây trụ sở nghìn tỉ