Tháng 6 là tháng đầu tiên trong năm nay mặt hàng tôm xuất khẩu bị giảm doanh số, sau khi đã liên tục tăng trưởng trong suốt 5 tháng trước đó.

Mặt hàng tỉ đô của Việt Nam đột ngột xuống dốc do bị nhiều tác động

Tuyết Nhung | 21/07/2022, 21:00

Tháng 6 là tháng đầu tiên trong năm nay mặt hàng tôm xuất khẩu bị giảm doanh số, sau khi đã liên tục tăng trưởng trong suốt 5 tháng trước đó.

xuat-khau.jpg

Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết nguồn cung tôm nguyên liệu trong nước bị hạn chế, nhu cầu tiêu thụ từ các thị trường Mỹ, EU chững lại là hai trong những nguyên nhân khiến kết quả xuất khẩu tôm trong tháng 6 không được như mong đợi.

Theo VASEP, trong top 4 thị trường chính của tôm Việt Nam, xuất khẩu sang Mỹ giảm, xuất khẩu sang Trung Quốc không tăng trưởng mạnh như tháng trước đó, trong khi xuất khẩu sang Nhật Bản và EU vẫn ổn định.

Với thị trường Mỹ, xuất khẩu tôm của Việt Nam trong tháng 6 lần đầu tiên giảm kể từ đầu năm. Đã có ghi nhận tăng trưởng tốt từ đầu năm tới tháng 4, nhưng tháng 5 xuất khẩu bắt đầu chững và giảm tương đối mạnh trong tháng 6. Tháng 6, xuất khẩu tôm sang Mỹ chỉ đạt hơn 93 triệu USD, giảm 36% so với cùng kỳ.

"Nhập khẩu tôm của Mỹ tăng mạnh trong những tháng đầu năm nên tồn kho còn nhiều. Những ách tắc về hậu cần như chi phí vận chuyển cao, vận chuyển chậm trễ và thiếu container kéo dài cũng dẫn đến tình trạng mua hàng dè dặt hơn. Đây là lần đầu tiên trong 38 tháng, nhập khẩu tôm của Mỹ giảm so với cùng kỳ năm trước đó", VASEP cho hay. Song, nhu cầu thị trường Mỹ được dự báo tăng nhẹ sau tháng 9 để phục vụ cho dịp lễ hội cuối năm.

Trong khi đó, ở EU (châu Âu), xuất khẩu tôm của Việt Nam được đánh giá khá ổn định trong 6 tháng đầu năm nay. Nhu cầu tiêu dùng tại EU hồi phục sau COVID-19, nhất là thực phẩm, nên bất chấp những khó khăn như cước vận tải biển tăng vọt, chi phí container cao, các doanh nghiệp Việt tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang thị trường này. Trong bối cảnh lạm phát giá, hiệp định thương mại tự do EVFTA càng là yếu tố thuận lợi trợ lực cho xuất khẩu tôm sang EU.

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU trong các tháng của quý 2 năm nay thấp hơn so với các tháng quý 1; trong những tháng tới sẽ tiếp tục phải chịu tác động từ lạm phát tại châu Âu, đồng euro mất giá so với USD. Nền kinh tế các nước châu Âu cũng đang phải đối phó với khủng hoảng từ cuộc chiến Nga-Ukraine, chi phí xăng dầu, giá cả hàng hóa tăng cao. Nhu cầu nhập khẩu tôm của EU những tháng tiếp theo có thể chững và dự báo sẽ tăng mạnh trở lại vào những tháng cuối năm.

Sau khi tăng mạnh 125 - 140% từ tháng 3 đến tháng 5, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc trong tháng 6 chỉ tăng 32% đạt gần 58 triệu USD. Gần đây, Trung Quốc đã mở cửa trở lại, nhiều quy định phòng dịch COVID-19 được nới lỏng. Trung Quốc vừa xóa bỏ chính sách đình chỉ nhập khẩu thực phẩm đông lạnh có nhiễm vi rút SARS-CoV-2 sau gần 2 năm thực thi. Đây cũng là tin tích cực đối với các nguồn cung cấp tôm cho Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, VASEP dự báo tình hình xuất khẩu tôm 6 tháng cuối năm sẽ không khởi sắc như đầu năm. Doanh nghiệp tiếp tục phải đối mặt với khó khăn về nguồn nguyên liệu và những thách thức còn tồn tại từ nửa đầu năm. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta trong năm nay dự kiến vẫn tăng trưởng ít nhất 10%, đạt khoảng 4,2 tỉ USD.

Bài liên quan
Nền kinh tế Campuchia thời COVID-19: Tăng trưởng âm, thất nghiệp cao
Ngân hàng thế giới dự báo lần đầu tiên kể từ năm 1994, kinh tế Campuchia đối mặt với tăng trưởng âm và ước tính có ít nhất 1,76 triệu người lao động ở Campuchia có nguy cơ mất việc làm vì sự suy thoái kinh tế toàn cầu trong đại dịch COVID-19.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
8 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mặt hàng tỉ đô của Việt Nam đột ngột xuống dốc do bị nhiều tác động