Samsung và TSMC dự kiến ​​sẽ chiếm 43% tổng chi tiêu vốn bán dẫn toàn cầu trong năm nay.

‘Mỹ, Trung Quốc cần đầu tư về chip ít nhất 150 tỉ USD 5 năm tới may ra sánh kịp Samsung và TSMC’

Nhân Hoàng | 04/04/2021, 16:37

Samsung và TSMC dự kiến ​​sẽ chiếm 43% tổng chi tiêu vốn bán dẫn toàn cầu trong năm nay.

Intel, tập đoàn công nghệ khổng lồ của Mỹ, đã công bố kế hoạch chi 20 tỉ USD vào năm 2024 để xây dựng hai cơ sở sản xuất chip mới ở bang Arizona. Song ngay cả khi cố gắng chống lại ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc với chuỗi cung ứng toàn cầu, Intel vẫn phải đối mặt với sức mạnh của Samsung Electronics (Hàn Quốc) và TSMC (nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới ở Đài Loan).

Theo một báo cáo nghiên cứu của IC Insights về ngành công nghiệp chip được công bố vào tháng 3.2021, con số 20 tỉ USD của Intel là không đủ để đối đầu với hai gã khổng lồ châu Á này.

"Các chính phủ sẽ cần chi ít nhất 30 tỉ USD mỗi năm trong tối thiểu 5 năm để có bất kỳ cơ hội thành công nào", báo cáo cho biết, đề cập đến mức chi tiêu tối thiểu mà Mỹ, Trung Quốc, EU cần để phát triển các nhà sản xuất chip có thể so sánh với Samsung và TSMC về công nghệ lẫn năng lực sản xuất.

Tuy nhiên, các nhà sản xuất chip khác ngoài Samsung và TSMC vẫn thận trọng trong việc đầu tư vốn do chi phí xây dựng nhà máy tăng cao.

Theo IC Insights, Samsung vẫn là hãng chi tiêu lớn nhất thế giới kể từ năm 2010. Intel hầu như không đuổi kịp TSMC xếp thứ hai ở khoản này. Cùng với nhau, Samsung và TSMC dự kiến ​​sẽ chiếm 43% tổng chi tiêu vốn bán dẫn toàn cầu trong năm nay.

my-trung-quoc-phai-dau-tu-ve-chip-150-ti-usd-5-nam-toi-may-ra-sanh-kip-samsung-tsmc.jpg
Nhà máy sản xuất chip của Samsung Electronics ở thành phố Pyeongtaek, ngoại ô Seoul, Hàn Quốc. Chỉ riêng các khoản đầu tư của Samsung đã vượt quá mức đầu tư tất cả các nhà sản xuất chip Trung Quốc trong giai đoạn 2017-2020

Samsung và TSMC đã thống trị ngành sản xuất chip toàn cầu trong 2 thập kỷ qua. Cuộc khủng hoảng chip ô tô gần đây là một trong những tác động tiêu cực với cơ chế độc quyền. Trong khi khoản đầu tư lớn của Intel được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc, chiến lược của họ cũng phải là thu hẹp khoảng cách với hai công ty hàng đầu.

Ngay cả với Trung Quốc, ước tính của IC Insights là "30 tỉ USD mỗi năm trong tối thiểu 5 năm" vẫn là mục tiêu đầy tham vọng. Các khu vực công và tư nhân của Trung Quốc đã có những nỗ lực phối hợp để tăng cường ngành công nghiệp sản xuất chip của nước này kể từ năm 2014, nhưng chi tiêu vốn của các nhà sản xuất chip trong nước này từ năm 2017 đến 2020 chỉ lên tới 44,7 tỉ USD. Trong cùng thời kỳ, riêng Samsung đã đầu tư gần gấp đôi số tiền đó.

Chủ tịch TSMC - Mark Liu cho biết: “Việc tất cả các quốc gia xây dựng thêm năng lực sản xuất chip là không thực tế về mặt kinh tế”.

Nguồn vốn không phải là trở ngại duy nhất. “Để phục hồi một chuỗi cung ứng đầy đủ và cố gắng hoàn toàn tự chủ là hoàn toàn không hiệu quả... Rốt cuộc thì năng lực bổ sung đó có thể trở thành năng lực không sinh lời”, ông Mark Liu nói, gióng lên hồi chuông cảnh báo.


vua-chip-cang-thang-my-trung-la-nguyen-nhan-chinh-dan-den-thieu-hut-chip-toan-cau.jpg
Chủ tịch Mark Liu của TSMC, hãng sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới, được mệnh danh là 'Vua chip'

Báo cáo của IC Insights cho biết: "Với Trung Quốc, ngay cả khi có sẵn tiền, các nhà sản xuất chip chắc chắn sẽ bị cản trở bởi các vấn đề thương mại cấm một số thiết bị sản xuất quan trọng nhất được bán vào nước này”. Với EU, báo cáo thậm chí không tiết lộ bất kỳ con đường nào để đạt được lợi thế cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh xưởng đúc chip.

Báo cáo cũng không đề cập đến Nhật Bản, vì IC Insights có lẽ không coi quốc gia này là một người chơi lớn. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật đã tuyên bố sẽ thu hút các nhà máy chip ở nước ngoài sản xuất chất bán dẫn tiên tiến trong nước, nhưng những nỗ lực như vậy khó có thể mang lại kết quả.

TSMC có kế hoạch đầu tư khoảng 20 tỉ yên (189 triệu USD) để thiết lập một cơ sở nghiên cứu và phát triển ở thành phố Tsukuba, tỉnh Ibaraki, phía đông bắc Tokyo, Nhật, nhưng đó là một số tiền nhỏ với công ty.

Chưa rõ các nhà sản xuất chip hàng đầu Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan có gặp khó khăn không khi xây dựng các nhà máy lớn ở Nhật Bản trong bối cảnh rủi ro địa chính trị ngày càng tăng. Nhật Bản nên tập trung vào thiết bị và nguyên liệu sản xuất chip, một lĩnh vực mà nước này vẫn có lợi thế cạnh tranh.

Bài liên quan
Chủ tịch Foxconn thấy sức nóng vì tình trạng thiếu chip, Apple đối mặt sóng gió
Foxconn cho biết tình trạng thiếu chip toàn cầu sẽ khiến lượng hàng xuất xưởng của họ giảm 10%, sự thừa nhận hiếm hoi cho thấy một số tên tuổi tiêu dùng lớn nhất thế giới từ Apple đến Amazon có thể đối mặt với sóng gió từ nguồn cung làm rung chuyển ngành công nghệ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
‘Mỹ, Trung Quốc cần đầu tư về chip ít nhất 150 tỉ USD 5 năm tới may ra sánh kịp Samsung và TSMC’