Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc thúc đẩy khả năng tự cung cấp chất bán dẫn có thể gặp phải trở ngại lớn khác nếu Mỹ mở rộng biện pháp kiểm soát xuất khẩu sang phần mềm thiết kế với lĩnh vực công nghệ được coi là chìa khóa cho thế hệ phát triển chip tiếp theo.

Ngành chip Trung Quốc lâm nguy nếu Mỹ cấm xuất khẩu phần mềm thiết kế

Sơn Vân | 06/08/2022, 11:42

Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc thúc đẩy khả năng tự cung cấp chất bán dẫn có thể gặp phải trở ngại lớn khác nếu Mỹ mở rộng biện pháp kiểm soát xuất khẩu sang phần mềm thiết kế với lĩnh vực công nghệ được coi là chìa khóa cho thế hệ phát triển chip tiếp theo.

Theo trang tin công nghệ Protocol (Mỹ), chính quyền Biden đã sẵn sàng chặn xuất khẩu phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử (EDA) cần thiết cho công nghệ mới nổi Gate-all-around (GAA) sang Trung Quốc. Nếu được xác nhận, đây sẽ là sự leo thang lớn về các hạn chế công nghệ của Mỹ với Trung Quốc vốn tập trung vào thiết bị sản xuất chip cho đến nay.

GAA giúp cải thiện hiệu suất, đồng thời giảm diện tích chip và tiêu thụ điện năng so với công nghệ FinFET hiện có.

GAA được coi là quan trọng với sự phát triển của chip trí tuệ nhân tạo (AI) bằng cách cho phép mở rộng quy mô lớn hơn. Thiết kế GAA bao quanh một bóng bán dẫn ở tất cả mặt với vật liệu phụ để điều chỉnh dòng điện, mang lại hiệu suất tốt hơn.

Công nghệ này yêu cầu phần mềm EDA chuyên biệt, lĩnh vực mà Trung Quốc tụt hậu so với các nước đồng nghiệp toàn cầu. Các kỹ sư yêu cầu phần mềm như vậy để thiết kế mạch tích hợp (IC) và thị trường do Cadence Design Systems, Synopsys, Mentor Graphics thống trị, tất cả đều có trụ sở tại Mỹ.

Chuyên gia thiết kế của Nvidia, người từ chối nêu tên, cho biết: “Trung Quốc có khoảng cách lớn trong phần mềm EDA so với các công ty khác trên toàn cầu. Synopsys và Cadence đã dành ít nhất 30 năm để xây dựng chuyên môn của họ trong lĩnh vực này. Tỷ lệ cược là rất nhỏ rằng Trung Quốc sẽ bắt kịp trong ngắn hạn”.

Việc phụ thuộc vào phần mềm EDA nhập khẩu là một trong những lỗ hổng lớn nhất của Trung Quốc trong chuỗi giá trị bán dẫn, cùng với việc thiếu các máy in thạch bản trong nước, theo bài viết gần đây của ba nhà nghiên cứu từ Đại Học Khoa Học Kĩ Thuật Điện Tử Tây An, cơ sở nghiên cứu công cộng ở thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây.

nganh-chip-trung-quoc-lam-nguy-neu-my-cam-xuat-khau-phan-mem-thiet-ke.jpg
Thông tin Mỹ có thể cấm xuất khẩu phần mềm cho các thiết kế chip toàn diện sang Trung Quốc, làm dấy lên viễn cảnh rằng Trung Quốc có thể bị loại khỏi một phần quan trọng của công nghệ bán dẫn thế hệ tiếp theo - Ảnh: Shutterstock

Kiến trúc bóng bán dẫn GAA được coi là công nghệ thế hệ tiếp theo cho chip. Samsung Electronics công bố hồi tháng 6.2022 rằng đã bắt đầu sản xuất ban đầu chip theo quy trình 3 nanomet sử dụng kiến ​​trúc bóng bán dẫn GAA.

TSMC, nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới có trụ sở ở Đài Loan, cũng có GAA trên bản đồ công nghệ của mình cho các quy trình dưới 5 nanomet.

Tại Trung Quốc, không có xưởng đúc nào có thể phát triển công nghệ sản xuất dưới 5 nanomet do sự kiểm soát xuất khẩu của Mỹ với các lô hàng công cụ tiên tiến đến nước này. Tuy nhiên, khoảng 3.000 công ty thiết kế vi mạch của Trung Quốc vẫn phụ thuộc rất nhiều vào phần mềm EDA của Mỹ.

Báo cáo của Protocol không đề cập đến việc liệu phần mềm EDA được sử dụng để thiết kế chip không phải GAA cũng có thể bị ảnh hưởng hay không.

Với sự thúc đẩy từ Trung Quốc để bớt phụ thuộc vào các thiết bị và công cụ bán dẫn có nguồn gốc từ nước ngoài, ngành công nghiệp EDA trong nước này đã và đang bùng nổ. Hàng chục công ty đang tìm cách thay thế các hệ thống nhập khẩu và nhà đầu tư đổ tiền vào với hy vọng rằng sự hỗ trợ của chính phủ sẽ giúp ngành phát triển mạnh.

Giá cổ phiếu Empyrean Technology, nhà cung cấp EDA của Trung Quốc, chiếm 6% thị phần trong nước vào năm 2020, đã tăng gấp ba lần kể từ khi chào bán lần đầu ra công chúng vào tuần trước ở thành phố Thâm Quyến.

Peng Hu, nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư China International Capital Corp, cho rằng sự gia tăng các cổ phiếu liên quan đến thiết bị và sản xuất chất bán dẫn Trung Quốc vào ngày 5.8 là do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ với các công cụ sản xuất chip bao gồm quy trình 14 nanomet trở xuống và đạo luật Chips and Science (Chips và Khoa học) được thông qua gần đây.

Dự kiến ​​sẽ được ký thành luật vào tuần tới, đạo luật Chips and Science tài trợ cho các công ty sản xuất chip ở Mỹ, đồng thời hạn chế khả năng sản xuất chip tiên tiến của họ ở các nước khác, bao gồm cả Trung Quốc.

Peng Hu viết trong một ghi chú: “Chúng tôi kỳ vọng quá trình thay thế thiết bị và vật liệu trong nước sẽ được đẩy mạnh, với các công ty sản xuất trong nước chiếm thị phần cao hơn trong quy trình 28 nanomet”.

Trong số các công ty EDA chưa niêm yết, X-Epic là ngôi sao đang nổi ở ngành EDA của Trung Quốc, gần đây đã được chính quyền thành phố quê hương Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, ca ngợi là một trong 17 công ty khởi nghiệp đầy triển vọng.

X-Epic đã thành lập một viện nghiên cứu để theo dõi nhanh các bước đột phá công nghệ trong EDA 2.0 và để phát triển hệ sinh thái EDA trong nước. Công ty đã huy động được 121,7 triệu USD tính đến tháng 1.2022, theo dữ liệu của PitchBook và tính China Development Bank Capital cùng Sequoia Capital China với tư cách nhà đầu tư.

Quy mô thị trường toàn cầu cho các công cụ EDA ước tính đạt 9,1 tỉ USD vào năm 2020, theo báo cáo được công bố vào tháng 2.2022 bởi nền tảng tình báo thị trường ReportLinker, dự báo tăng trưởng 64% vào 2026 lên 14,9 tỉ USD.

Căng thẳng với Mỹ thúc đẩy người Trung Quốc mua cổ phiếu ngành chip

Cổ phiếu các nhà sản xuất chip Trung Quốc tăng mạnh nhất trong hai năm tuần này khi chuyến thăm của bà Nancy Pelosi đến Đài Loan làm gia tăng căng thẳng với Mỹ.

Sự gia tăng quan tâm đến các cổ phiếu sản xuất chip, vốn mất hơn 1/3 giá trị trong năm qua do lo ngại về giá, diễn ra sau khi Thượng viện Mỹ tuần trước thông qua đạo luật Chip và Khoa học để cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.

Chỉ số chất bán dẫn của Trung Quốc (.CSIH30184) tăng 6,8% hôm 5.8 lên mức cao nhất 4 tháng qua, nâng mức tăng trong tuần lên 14,2%, hiệu suất hàng tuần tốt nhất kể từ giữa năm 2020.

Dù đạo luật Chips and Science sẽ hạn chế hơn nữa việc sử dụng các công nghệ tiên tiến của Mỹ ở Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy đầu tư nhiều hơn vào chất bán dẫn ở Mỹ, một số nhà đầu tư coi đây là tin tốt cho những người chơi Trung Quốc trong nước.

Niu Chunbao, Giám đốc đầu tư của quỹ tư nhân Wanji Asset, cho biết: “Các nhà sản xuất chip trong nước sẽ có cơ hội lớn để thay thế các sản phẩm nhập khẩu”.

Quan điểm này được lặp lại bởi Guorong Securities, cho biết trong lưu ý rằng đạo luật Chips and Science sẽ "kích thích sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc".

Cổ phiếu Shenzhen China Micro Semicon Co Ltd đã tăng 82% trong ngày đầu tiên giao dịch tại Thượng Hải, trái ngược với những lần ra mắt thị trường chứng khoán gần đây.

Cổ phiếu Semiconductor Manufacturing International Corp (SMIC - nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc) tăng 7,1% ở Hồng Kông và 4,4% tại Thượng Hải.

Chỉ số SSE STAR Chip Index (.STARCHIP) tăng 8,3%. Tuy nhiên, cổ phiếu các nhà sản xuất chip Trung Quốc đang đắt đỏ so với các công ty cùng ngành trên toàn cầu, vào thời điểm viễn cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đe dọa nhu cầu chip.

Ngành công nghiệp toàn cầu, vốn chịu ảnh hưởng của chuỗi cung ứng trong thời kỳ cao điểm của đại dịch, hiện phải đối mặt với nhu cầu yếu do lo ngại lạm phát và suy thoái làm giảm đơn đặt hàng với chip được sử dụng trong mọi thứ từ ô tô đến ĐTDĐ.

Bài liên quan
Cổ phiếu TSMC và nhiều hãng chip lao dốc vì tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ đến Đài Loan
Cổ phiếu chất bán dẫn giảm trên toàn cầu hôm 2.8 khi rộ tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ - Nancy Pelosi có chuyến thăm Đài Loan, nơi Trung Quốc tuyên bố là lãnh thổ của họ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ngành chip Trung Quốc lâm nguy nếu Mỹ cấm xuất khẩu phần mềm thiết kế