Nhật Bản hết sức quan ngại về những tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước khác, đặc biệt là các tranh chấp trên Biển Đông.

Nhật Bản lo ngại tình hình Biển Đông trước ngày Tòa án trọng tài tuyên án

Hà Ngọc Bách | 02/07/2016, 20:09

Nhật Bản hết sức quan ngại về những tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải giữa Trung Quốc với các nước khác, đặc biệt là các tranh chấp trên Biển Đông.

“Nhật Bản quan ngại sâu sắc về tình hình” liên quan đến các vùng biển rộng lớn, ông Koro Bessho Đại sứ Nhật Bản tại Liên Hợp Quốc (LHQ) phát biểu ngày 1.7 tại New York.

Bài phát biểu của ông Bessho được phát đi khi ông đại diện cho Nhật Bản chính thức đảm nhiệm chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc trong tháng 7 này.Ông Bessho nhấn mạnh Hội đồng Bảo an sẽ xem xét đến vấn đề tranh chấp trên Biển Đông nếu có một nước trong HĐBA LHQ hoặc thành viên khác của LHQ đề nghị.

Đại sứ Nhật Bản tại LHQ đưa ra tuyên bố trên trong bối cảnh vào ngày 12.7 tới, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague (Hà Lan) sẽ công bố phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc, liên quan đến những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông.Nhiều chuyên gia quốc tế cho là tòa sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho Manila, nhất là liên quan đến "đường chín đoạn" mà Trung Quốc dùng để làm cơ sở cho tuyên bố chủ quyền của mình trên Biển Đông.

Trung Quốc đang có tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải với một số nước, như Philippines, Việt Nam và Nhật Bản. Đặc biệt, các hành động đơn phương của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đang làm dấy lên quan ngại về tình hình an ninh ở châu Á - Thái Bình Dương.

Hành động xây dựng những hòn đảo nhân tạo phi pháp trên quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép, đã dấy lên những lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế. Mỹ và các đồng minh lớn trong khu vực như Úc và Nhật Bản cùng với các nước châu Âu coi hành động của Trung Quốc trên Biển Đông là trái pháp luật quốc tế.

Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng bậc nhất toàn cầu khi khoảng 5.000 tỉ USD hàng hóa được vận chuyển qua vùng biển này mỗi năm. Vì vậy nếu có sự bất ổn an ninh trên tuyến hàng này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế toàn cầu.

Mỹ đã thường xuyên thực hiện các cuộc tuần tra "tự dohàng hải"trên Biển Đông, áp sát trong vòng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo phi pháp do Trung Quốc xây dựng trên Biển Đông từ cuối năm 2015.

Thiên Hà (theo Japan Times)
Bài liên quan
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc gặp Nvidia khi rộ tin Mỹ sắp trừng phạt thêm 200 công ty chip
Nhà đàm phán thương mại hàng đầu Trung Quốc đã gặp người đứng đầu bộ phận kinh doanh toàn cầu của Nvidia hôm 25.11, trước khi Mỹ dự kiến ​​sẽ gia tăng các hạn chế với ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc, có thể diễn ra sớm nhất là trong tuần này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25.11.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhật Bản lo ngại tình hình Biển Đông trước ngày Tòa án trọng tài tuyên án