Các chính sách của Tổng thống Trump có tác động thực sự đến cuộc sống rất nhiều người ở lĩnh vực năng lượng, môi trường, nhập cư, tư pháp, kinh doanh, kinh tế, thương mại, chính sách đối ngoại…

Những chính sách nổi bật của Tổng thống Trump tác động hàng trăm triệu người

Nhân Hoàng | 19/01/2021, 20:30

Các chính sách của Tổng thống Trump có tác động thực sự đến cuộc sống rất nhiều người ở lĩnh vực năng lượng, môi trường, nhập cư, tư pháp, kinh doanh, kinh tế, thương mại, chính sách đối ngoại…

nhung-chinh-sach-cua-tong-thong-trump-tac-dong-hang-tram-trieu-nguoi.jpg
Tổng thống Donald Trump giữ sắc lệnh hành pháp trong buổi lễ ký kết tại Vườn Hồng, Nhà Trắng ngày 9.7.2020

Trung Quốc

Chính quyền Trump đã đưa sự trỗi dậy của Trung Quốc trở thành tâm điểm chú ý, giúp hình thành quan điểm lưỡng đảng và ngày càng đối nghịch của Mỹ với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Từ một loạt thuế quan với hàng tỉ USD hàng nhập khẩu của Trung Quốc cho đến các lệnh trừng phạt các quan chức và việc sử dụng sức mạnh trừng phạt công ty hàng đầu Trung Quốc như Huawei, ZTE, SMIC và TikTok, ông Trump đã tấn công Bắc Kinh trên nhiều mặt trận. Tuy nhiên, một số nước đồng minh đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của các biện pháp này và hy vọng rằng Tổng thống đắc cử Joe Biden, người hứa cứng rắn với Trung Quốc, sẽ phối hợp tốt hơn với họ để kiềm chế nước đông dân nhất thế giới.

Căng thẳng đã gia tăng đặc biệt trong năm qua với việc ông Trump liên tục đổ lỗi cho Trung Quốc về coronavirus bắt nguồn từ thành phố Vũ Hán. Hai cường quốc ngày càng có mâu thuẫn về một loạt các vấn đề khác, gồm cả Hồng Kông, Đài Loan và Biển Đông.

Biden cho thấy sự mơ hồ về kế hoạch của mình với một số lệnh hành pháp từ Trump và sẽ khó để rút đáng kể nhiều biện pháp trong số đó, do tình cảm lưỡng đảng chống Trung Quốc áp đảo trong Quốc hội Mỹ.

Nền kinh tế

Nền kinh tế Mỹ dưới thời Trump có hai giai đoạn riêng biệt: Trước và sau COVID-19.

Trước khi đại dịch COVID-19 tấn công Mỹ vào tháng 3.2020, tỷ lệ thất nghiệp xuống mức thấp nhất trong 50 năm, lương tăng cho các công việc có thu nhập thấp hơn và khoảng cách giữa thất nghiệp da đen với da trắng đang thu hẹp.

Dự luật thuế quan trọng mà ông Trump ký cuối năm 2017 đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hơn 3%, một lời hứa trong chiến dịch tranh cử của ông, trong thời gian ngắn.

Mọi thứ có thể tốt hơn nhưng cuộc chiến thuế quan kéo dài 18 tháng với Trung Quốc khiến các công ty Mỹ tiêu tốn hàng tỉ USD, là lực cản với tăng trưởng và việc làm. Nó kết thúc vào đầu năm 2020 với thâm hụt thương mại lớn hơn với Trung Quốc so với khi bắt đầu.

Ba lần cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) trong năm 2019 giúp giảm bớt tác động. Những người đóng thuế đã phải trích khoảng 50 tỉ USD trợ cấp cho nông dân Mỹ chỉ trong năm 2020 để bù đắp cho khoản lỗ bán hàng với Trung Quốc.

Việc chính quyền không kiểm soát được đại dịch COVID-19 có nguy cơ khiến nền kinh tế bị tổn thương lâu dài sau khi ông Trump rời nhiệm sở. Khoảng 21 triệu việc làm biến mất ngay lập tức và 9 triệu trong số đó vẫn chưa quay trở lại. Hàng triệu người khác đã bị giảm giờ làm hoặc giảm lương...

Trong khi đó, nợ quốc gia của Mỹ đã tăng gần 7,8 ngàn tỉ USD lên 27 ngàn tỉ USD do thu nhập từ thuế doanh nghiệp giảm và chi tiêu tăng lên để chống lại chiến tranh thương mại cùng các tác động của đại dịch.

Khí hậu

Ông Trump thường xuyên bác bỏ sự đồng thuận khoa học rằng ngành công nghiệp đang gây ra sự nóng lên toàn cầu, rút ruột các cơ quan khoa học liên bang bao gồm Cơ quan Bảo vệ Môi trường và Bộ Nội vụ, can thiệp vào các ban cố vấn khoa học của họ. Ông cũng khoe khoang về việc loại bỏ Mỹ khỏi Hiệp định Paris toàn cầu về biến đổi khí hậu.

Ông Trump tự cho mình là một người bạn của nhiên liệu hóa thạch, nói lời đường mật với công nhân than cũng như các nhà lãnh đạo ngành dầu mỏ, thực hiện tốt lời hứa giảm bớt chi phí cho các công ty năng lượng bằng cách rút lại hơn 100 quy định liên quan đến khí hậu và môi trường.

Trong khi ca ngợi việc cắt giảm thuế doanh nghiệp, các công ty dầu khí bất bình về cuộc chiến thương mại của Mỹ với Trung Quốc làm gián đoạn chuỗi cung ứng và gây nguy hiểm cho nhu cầu xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Mỹ.

Nhiều nỗ lực bãi bỏ quy định của Trump đã bị thách thức thành công tại tòa án do những sai sót quan liêu trong quy trình xây dựng quy tắc.

Trump đã mở một số mẫu đất kỷ lục trên các khu đất công để khoan và khai thác, bao gồm cả một cuộc đấu giá vào phút cuối để xin giấy phép phát triển dầu tại Khu bảo tồn Động vật Hoang dã Quốc gia Bắc Cực thu hút rất ít người đấu giá.

Trong những tuần đầu tiên nắm quyền, ông Biden dự kiến ​​sẽ bắt đầu đảo ngược một số quy định nổi bật nhất của Trump, tham gia lại Hiệp định Paris và ra lệnh cho mọi cơ quan nội các liên bang xác định ai chịu trách nhiệm chống biến đổi khí hậu.

Chính sách đối ngoại

Nếu Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử ngày 3.11.2020, bạn bè và kẻ thù với nước Mỹ sẽ được 4 năm thứ hai để mượn một trong những cụm từ yêu thích của ông, những câu nói mà thế giới chưa từng thấy. Thất bại trong cuộc bầu cử đã tước đi cơ hội tăng gấp đôi chương trình nghị sự “Nước Mỹ trên hết” của Trump.

Trump đã điều chỉnh một số nguyên lý trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời hậu Thế chiến thứ hai bằng cách đặt câu hỏi về liên minh NATO, xa lánh các đối tác châu Âu và buông lời chuyên quyền.

Sự coi thường chủ nghĩa đa phương khiến ông rút khỏi các hiệp định và cơ quan, bao gồm cả thỏa thuận hạt nhân Iran và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Cách Trump đối xử với các đồng minh của Mỹ đã khiến Biden khó xử và gặp thách thức trong việc khôi phục Mỹ như nước đấu tranh cho nền dân chủ.

Trump đã đưa ra một phần lời hứa trong chiến dịch tranh cử sẽ đưa quân đội về nước khỏi các cuộc chiến tranh bất tận, nhưng các lực lượng thu nhỏ vẫn ở Afghanistan, Iraq và Syria. Bất chấp cuộc hội đàm lịch sử với nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Trump vẫn không đạt được tiến bộ nào trong việc thuyết phục Kim Jong-un từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Đường lối cứng rắn của Trump với Iran đã làm tê liệt nền kinh tế nước này. Các trợ lý của Biden coi việc chính quyền Trump áp đặt các biện pháp trừng phạt vào phút chót với Iran là một nỗ lực để thúc đẩy Tổng thống đắc cử.

Trong khi không đạt được hòa bình Israel - Palestine như đã hứa, ông Trump đã môi giới các thỏa thuận nhằm bình thường hóa quan hệ giữa Israel và 4 nước láng giềng Ả Rập.

Nhập cư

Trump đã kết thúc nhiệm kỳ tổng thống của mình như khi ông bắt đầu với trọng tâm hướng vào nhập cư.

Chúng tôi đã hoàn thành nó”, ông Trump nói khi đứng trước một phần của 724 km hàng rào biên giới mới Mỹ - Mexico ở bang Texas vào một trong những ngày cuối nhiệm kỳ tổng thống.

Hàng rào thép cao 18-30 feet là ví dụ rõ ràng nhất về việc Trump đang định hình lại hệ thống nhập cư của Mỹ. Ông đã thiết lập vô số rào cản quan liêu mới cho những người nhập cư tìm cách nhập cảnh hoặc ở lại Mỹ. Nhiều biện pháp đã bị phản đối trước tòa và một số đã bị ngăn chặn bởi các lệnh quốc gia.

Ông Trump đã áp đặt lệnh cấm đi lại với một số quốc gia đa số theo đạo Hồi, sau đó mở rộng, cắt giảm chương trình tị nạn của Mỹ và buộc hàng chục ngàn người xin tị nạn phải chờ đợi ở Mexico.

Chính sách "không khoan nhượng" năm 2018 của ông Trump nhằm truy tố những vụ vượt biên bất hợp pháp đã khiến hàng ngàn trẻ em bị chia cắt khỏi cha mẹ và những người giám hộ hợp pháp tại biên giới Mỹ - Mexico. Sau đó, ông đã đảo ngược chính sách nhưng cha mẹ khoảng 600 đứa trẻ vẫn chưa gặp được con.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, chính quyền Trump đã áp đặt các hạn chế mới cho phép các quan chức biên giới trục xuất hầu hết những người di cư bị bắt khi qua biên giới, chặn việc nhập cảnh của nhiều lao động nước ngoài tạm thời và những ai xin thẻ xanh.

Ông Biden có kế hoạch gửi một dự luật tới Quốc hội vào ngày nhậm chức 20.1, trong đó đưa ra "lộ trình rõ ràng để trở thành công dân" cho khoảng 11 triệu người sống bất hợp pháp tại Mỹ. Ông Biden cũng cho biết sẽ hủy bỏ lệnh cấm đi lại, chấm dứt chương trình yêu cầu những người xin tị nạn chờ đợi ở Mexico và tìm cách giúp đoàn tụ cho những đứa trẻ bị chia cắt khỏi cha mẹ.

Định hình bộ máy tư pháp

Trump không hài lòng khi các thẩm phán mà ông bổ nhiệm đã ra phán quyết chống lại nỗ lực nhằm lật ngược kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, nhưng việc tái định hình bộ máy tư pháp theo hướng bảo thủ vẫn là một trong những di sản lớn nhất của ông.

Trong 4 năm nắm quyền, ông Trump đã bổ nhiệm ba thẩm phán Tòa án Tối cao, lần đầu tiên diễn ra chuyện này kể từ khi Tổng thống Richard Nixon bổ nhiệm 4 người trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình. Tòa án Tối cao hiện có phe bảo thủ chiếm đa số 6/3.

Ông Trump có thể cảm ơn Lãnh đạo Đa số Thượng viện Mitch McConnell, người đã ưu tiên đề cử tư pháp, vì khả năng bổ nhiệm không chỉ do các thẩm phán Tòa án Tối cao Neil Gorsuch, Brett Kavanaugh và Amy Coney Barrett mà còn từ hàng chục thẩm phán tòa án cấp thấp hơn.

Trump đã bổ nhiệm 54 thẩm phán cho các tòa phúc thẩm có ảnh hưởng, chỉ ít hơn một thẩm phán so với người tiền nhiệm Barack Obama trong 8 năm nhiệm kỳ, và chiếm gần 1/3 tổng số.

Trump cũng chỉ định 174 thẩm phán tòa án quận, bậc thấp nhất trong thang tư pháp liên bang, chiếm khoảng 1/4 tổng số thẩm phán đang phục vụ tại các tòa án đó.

Biden sẽ có thể định hình lại bộ máy tư pháp nhưng cơ hội bị hạn chế vì có ít vị trí tuyển dụng. Ông có thể có cơ hội thay thế thẩm phán theo phe tự do Stephen Breyer tại Tòa án Tối cao nếu người đàn ông 82 tuổi quyết định nghỉ hưu.

Mối quan hệ chủng tộc

Trump đã hạn chế phát ngôn một số từ ngữ tồi tệ khi các vận động viên da đen quỳ gối để phản đối sự bất công về chủng tộc, các nữ chính trị gia da đen và Hồi giáo giống những người nhập cư không phải da trắng, xin tị nạn không đồng tình với ông.

Chủ nghĩa dân tộc của người da trắng ở Mỹ nở rộ dưới thời Trump. Tuyên truyền, tuyển mộ cho các tổ chức chống thiểu số tăng vọt và lời nói căm thù tăng cao. Các chuyên gia chống khủng bố cho biết cuộc bạo động ở Điện Capitol ngày 6.1 có thể chỉ là khởi đầu cho những mối đe dọa bạo lực hơn từ những người theo chủ nghĩa dân tộc da trắng.

Chính sách của Trump đặc biệt nhắm vào người Hồi giáo. Lệnh cấm Hồi giáo ban đầu đã hạn chế du khách đến Mỹ từ một số quốc gia đa số theo đạo Hồi, trong khi chương trình trong nước theo dõi chủ nghĩa cực đoan chỉ tập trung vào các mối đe dọa từ chủ nghĩa Hồi giáo, bỏ qua chủ nghĩa dân tộc da trắng.

Lệnh hành pháp vào tháng 9.2020 cấm các cơ quan liên bang và nhà thầu chính phủ tham gia khóa huấn luyện về tính đa dạng gồm "các khái niệm gây chia rẽ", dẫn đến việc một số người ngừng đào tạo hoàn toàn về giới tính hoặc chủng tộc.

Đạo luật Bước đầu tiên năm 2018 là cuộc cải cách tư pháp hình sự lớn đầu tiên trong 1 thập kỷ khi giảm thiểu bản án bắt buộc và cho phép một số tù nhân liên bang có hành vi tốt mãn hạn tù sớm.

Mối quan hệ độc hại giữa một số sở cảnh sát thành phố và cộng đồng được làm nổi bật bởi cái chết của George Floyd, người đàn ông da đen bị cảnh sát thành phố Minneapolis, bang Minnesota ghì cổ đến tắt thở, vào tháng 5.2020. Một Quốc hội bị chia rẽ không thể thông qua dự luật để đáp lại.

Quy định

Khi nhậm chức, Trump cam kết cắt giảm thủ tục hành chính của công ty mà ông cho rằng đã cản trở tăng trưởng kinh tế và làm tổn hại đến việc làm.

Trước sự thúc giục của chính quyền Trump, Quốc hội do Đảng Cộng hòa lãnh đạo đã nhanh chóng đảo ngược 16 quy định về cho vay công bằng, tiết lộ thông tin doanh nghiệp và quyền riêng tư của người tiêu dùng… và nới lỏng các quy tắc ngành ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009. Đó là chiến thắng lập pháp mang tính bước ngoặt. Hầu hết các hành động đến từ các cơ quan quản lý của Trump khi thực hiện hàng trăm biện pháp bãi bỏ quy định.

Trong khi các nhóm vận động và các tổ chức tiến bộ chỉ trích các biện pháp phi pháp lý của Trump vì làm tổn thương người tiêu dùng hoặc làm tăng rủi ro hệ thống, những thay đổi này hiếm khi triệt để như nhiều người lo ngại ban đầu và trong một số trường hợp, thậm chí còn thu hút được sự ủng hộ từ các đảng viên Dân chủ đồng cảm với quan điểm rằng các doanh nghiệp nhỏ sẽ được hưởng lợi từ việc tiếp xúc nhẹ nhàng hơn.

Về phần mình, những gã khổng lồ ở Phố Wall giành được ít chiến thắng hơn so với mong đợi và cảm thấy thấy mâu thuẫn với các nhà quản lý của Trump trong một số trường hợp.

Bất chấp hương vị ủng hộ doanh nghiệp bao trùm trong thời gian Trump nắm quyền, Bộ Tư pháp đã dẫn đầu cáo buộc chống lại Big Tech (công ty công nghệ lớn), đưa ra các cuộc điều tra chống độc quyền với Apple, Amazon và Facebook, đồng thời kiện Google vì đã sử dụng sức mạnh trực tuyến của mình để làm tê liệt các đối thủ.

Đội ngũ của Trump cũng nới lỏng các quy định về lao động và hoan nghênh hơn các hoạt động mua bán, sáp nhập. Ở một mức độ nhất định, những thay đổi về quy định có thể bị chính quyền Biden đảo ngược.

Với việc đảng viên Dân chủ kiểm soát Thượng viện và Hạ viện thời gian tới, một số hành động của Trump sẽ bị đảo ngược theo Đạo luật xem xét của Quốc hội, trong khi nhân viên mới tại các cơ quan quản lý có thể viết lại một số và chọn không thực thi những hành động khác. Dù vậy, các mối quan hệ hợp tác giữa các công ty lớn, chẳng hạn thương vụ mua Sprint của T-Mobile, khó có thể được hoàn tác.

Bài liên quan
Cứ xé tài liệu rồi vứt, ông Trump làm khổ nhiều người
Cục Lưu trữ quốc gia Mỹ (NARA) khó lòng thu thập đầy đủ tài liệu về khoảng thời gian Tổng thống Donald Trump nắm quyền.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những chính sách nổi bật của Tổng thống Trump tác động hàng trăm triệu người