Pfizer hôm 1.9 cho biết đã bắt đầu dùng thuốc trong một thử nghiệm giai đoạn từ giữa đến cuối về liệu pháp kháng vi rút SARS-CoV-2 bằng đường uống ở bệnh nhân người lớn không nhập viện, có triệu chứng.

Pfizer thử nghiệm thuốc uống kháng vi rút SARS-CoV-2 giai đoạn cuối

Sơn Vân | 01/09/2021, 20:12

Pfizer hôm 1.9 cho biết đã bắt đầu dùng thuốc trong một thử nghiệm giai đoạn từ giữa đến cuối về liệu pháp kháng vi rút SARS-CoV-2 bằng đường uống ở bệnh nhân người lớn không nhập viện, có triệu chứng.

Pfizer và các đối thủ của nó, gồm Merck & Co (Mỹ) và Roche Holding AG (Thụy Sĩ), đã chạy đua để phát triển loại thuốc kháng vi rút đầu tiên được sử dụng khi có dấu hiệu ban đầu của bệnh COVID-19.

Công ty cho biết thử nghiệm từ giữa đến giai đoạn cuối của Pfizer với 1.140 người tham gia sẽ nghiên cứu liệu pháp PF-07321332 kết hợp với một liều ritonavir thấp, cũng được sử dụng với các loại thuốc kháng vi rút khác.

PF-07321332 được thiết kế để ngăn chặn hoạt động của một enzym quan trọng cần thiết cho coronavirus tái tạo.

Đến nay, remdesivir của hãng Gilead Sciences (Mỹ) là phương pháp điều trị kháng vi rút duy nhất (tiêm tĩnh mạch) được chấp thuận cho COVID-19 ở Mỹ.

pfizer-thu-nghiem-thuoc-uong-khang-vi-rut-sars-cov-2-giai-doan-cuoi.jpg
Pfizer đang thử nghiệm thuốc uống kháng vi rút SARS-CoV-2 giai đoạn giữa và cuối, sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp trong quý 4/2021

Thuốc Molnupiravir của Merck & Co và đối tác Ridgeback Biotherapeutics đang được nghiên cứu trong thử nghiệm giai đoạn cuối ở những bệnh nhân COVID-19 không nhập viện để xem liệu nó có làm giảm nguy cơ nhập viện hoặc tử vong hay không.

Hai công ty cho biết hôm 1.9 rằng đã bắt đầu thử nghiệm giai đoạn cuối của Molnupiravir để ngăn ngừa nhiễm COVID-19.

Pfizer cho biết vào tháng 7 nếu thử nghiệm PF-07321332 thành công, họ sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng khẩn cấp trong quý 4/2021.

Hồi tháng 3.2021, Pfizer cho rằng loại thuốc này có thể cung cấp các phương pháp điều trị dung nạp tốt chống lại COVID-19, trong bối cảnh các phương pháp điều trị hiện có trên thị trường vẫn chưa báo cáo những mối lo ngại về an toàn.

Công ty dược Mỹ cũng đang nghiên cứu ứng cử viên kháng vi rút SARS-CoV-2 tiêm tĩnh mạch trong một thử nghiệm trên bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

Cùng nhau, cả hai ứng cử viên uống và tiêm tĩnh mạch có tiềm năng tạo ra mô hình điều trị từ đầu đến cuối, bổ sung cho hoạt động tiêm chủng trong những trường hợp bệnh vẫn xảy ra”, Mikael Dolsten, Giám đốc Y tế của Pfizer, cho biết.

Hôm 24.8 vừa qua, Giám đốc điều hành Pfizer - Albert Bourla nói với Fox News rằng ông tin có khả năng sẽ xuất hiện một biến thể SARS-CoV-2 kháng vắc xin.

Mỗi khi có một biến thể mới xuất hiện trên thế giới, các nhà khoa học của chúng tôi sẽ tìm hiểu về nó và họ đang nghiên cứu xem liệu chủng này có thể kháng lại vắc xin của chúng tôi hay không? Hiện vẫn chưa xác định được biến thể nào làm được việc này nhưng chúng tôi tin rằng rất có thể một ngày nào đó, một trong số chúng sẽ xuất hiện”, ông Albert Bourla cho biết.

Ông Bourla nhấn mạnh rằng Pfizer có thể sản xuất các phiên bản vắc xin mới có thể chống lại một biến chủng trong vòng 3 tháng kể từ khi phát hiện: “Chúng tôi đã xây dựng một quy trình trong vòng 95 ngày kể từ ngày xác định được một biến thể. Chúng tôi sẽ có thể tạo ra một loại vắc xin phù hợp để chống lại chủng này”.

Bình luận của ông Bourla được đưa ra sau khi vắc xin của hãng Pfizer trở thành vắc xin COVID-19 đầu tiên được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt đầy đủ. Tuy nhiên, hiện vắc xin này chỉ được cấp phép sử dụng hoàn toàn cho người từ 16 tuổi trở lên và vẫn trong trạng thái sử dụng khẩn cấp với nhóm tuổi 12-15.

Đây không phải là lần đầu tiên mối lo ngại về một loại biến thể có thể kháng vắc xin được đưa ra nhưng ý kiến của các chuyên gia vẫn còn nhiều tranh cãi trái chiều.

Liều vắc xin Pfizer thứ ba giảm nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2

Theo phân tích sơ bộ về dữ liệu từ Maccabi Healthcare Services ở Israel, những người nhận được liều vắc xin Pfizer thứ 3 có nguy cơ nhiễm trùng thấp hơn từ 48% đến 68% sau một tuần đến 13 ngày tiêm so với những ai chích hai mũi tiêu chuẩn. Mức độ bảo vệ tăng lên theo thời gian, giảm 70% đến 84% nguy cơ nhiễm trùng sau 2 tuần đến 20 ngày tiêm liều vắc xin thứ ba.

Nghiên cứu được công bố hôm 31.8 trước khi được đánh giá ngang hàng.

Nghiên cứu này đã đánh giá hiệu quả bổ sung của một mũi tiêm vắc xin tăng cường chống lại nhiễm trùng do biến thể Delta chứ không phải bệnh nặng, theo Daniel M. Weinberger, Phó giáo sư dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Yale ở thành phố New Haven, bang Connecticut, Mỹ.

Các phát hiện chỉ ra rằng sự suy giảm khả năng bảo vệ do vắc xin tạo ra chống lại lây nhiễm SARS-CoV-2 theo thời gian có thể khắc phục bằng liều vắc xin thứ ba.

Mỹ, Anh và các quốc gia khác đã công bố kế hoạch thực hiện mũi tiêm thứ ba để đối phó biến thể Delta khi mức độ kháng thể suy giảm ở những người đã được tiêm phòng trước đó trong đại dịch.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Khi thời gian trôi qua nhiều hơn, sẽ có thể đánh giá tác động với các kết quả hiếm gặp nhưng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như nhập viện và tử vong”. Họ nói cần phải theo dõi thêm để xác định thời gian miễn dịch với vắc xin tăng cường.

Là nước đi đầu trong triển khai tiêm vắc xin ngừa COVID-19, Israel đã báo cáo số ca bệnh kỷ lục (10.947) vào 31.8, tạo động lực mới cho đợt tiêm tăng cường của đất nước

Bài liên quan
‘Với vắc xin Moderna, J&J được phê duyệt đầy đủ sau Pfizer, Mỹ có thể kiểm soát COVID-19 đầu năm 2022’
Mỹ có thể kiểm soát được COVID-19 vào đầu năm 2022, với khả năng nhiều vắc xin hơn sẽ được FDA phê duyệt đầy đủ trong vài tuần tới, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết hôm 24.8.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Điểm mới của lễ trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7
5 phút trước Văn hóa
Ngày 22.11, Ban tổ chức Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ 7 tổ chức họp báo thông tin về lễ trao giải sẽ diễn ra vào ngày 29.11 tại Nhà hát lớn Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Pfizer thử nghiệm thuốc uống kháng vi rút SARS-CoV-2 giai đoạn cuối