Tổng tham mưu trưởng Mỹ và 11 người đồng cấp ở nước khác sẽ lên án việc sử dụng vũ lực chết người của lực lượng an ninh Myanmar và nói rằng quân đội nước này đã mất uy tín với người dân.

Tổng tham mưu trưởng Mỹ và 11 nước đồng loạt lên án quân đội Myanmar vì hơn 440 người biểu tình thiệt mạng

Nhân Hoàng | 28/03/2021, 07:00

Tổng tham mưu trưởng Mỹ và 11 người đồng cấp ở nước khác sẽ lên án việc sử dụng vũ lực chết người của lực lượng an ninh Myanmar và nói rằng quân đội nước này đã mất uy tín với người dân.

Theo Reuters, đây là tuyên bố chung hiếm hoi của chỉ huy quân đội cấp cao nhất từ ​​các quốc gia trên thế giới, bao gồm cả ở châu Á và châu Âu. Nó được đưa ra sau khi các báo cáo tin tức và các nhân chứng cho biết lực lượng an ninh Myanmar đã giết 114 người vào Ngày Lực lượng Vũ trang (27.3), bao gồm một số trẻ em. Đây là ngày đẫm máu nhất trong cuộc đàn áp những người biểu tình ủng hộ dân chủ kể từ cuộc đảo chính quân sự hồi 1.2 ở Myanmar.

Với tư cách là Tổng tham mưu trưởng, chúng tôi lên án việc sử dụng vũ lực sát thương với những người không có vũ khí của lực lượng vũ trang Myanmar và các cơ quan an ninh liên quan”, trích dự thảo tuyên bố.

Nó đã được ký bởi 12 Tổng tham mưu trưởng từ Mỹ, Úc, Canada, Đan Mạch, Đức, Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Hà Lan, New Zealand, Hàn Quốc, Anh.

Nhà ngoại giao từ các nước này đã lên án việc giết hại dân thường của quân đội Myanmar, khiến tuyên bố này phần lớn mang tính biểu tượng. Quân đội Myanmar đến nay vẫn phớt lờ những lời chỉ trích về cuộc đàn áp bạo lực nhằm vào những người bất đồng chính kiến.

Trong khi không lên án rõ ràng cuộc đảo chính ngày 1.2, lật đổ chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi, dự thảo tuyên bố nói rằng một quân nhân chuyên nghiệp phải tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về ứng xử “và có trách nhiệm bảo vệ, không làm tổn hại những người mà họ phục vụ”.

Nó cho biết quân đội của Myanmar phải "ngừng bạo lực và làm việc để khôi phục sự tôn trọng, tín nhiệm từ người dân Myanmar mà họ đã đánh mất thông qua các hành động của mình".

bo-truong-quoc-phong-my-va-11-nuoc-dong-loat-len-an-quan-doi-myanmar.jpg
Lốp xe cháy trên con phố khi các cuộc biểu tình phản đối cuộc đảo chính quân sự tiếp tục ở thành phố Mandalay, Myanmar ngày 27.3 - ảnh: Reuters

Quân đội Myanmar cho biết đã nắm quyền vì cuộc bầu cử tháng 11.2020 do đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) mà bà Suu Kyi giành chiến thắng là gian lận, khẳng định đã bị ủy ban bầu cử nước này bác bỏ.

Bà Suu Kyi vẫn bị giam giữ tại một địa điểm không được tiết lộ. Nhiều nhân vật khác trong NLD của bà cũng bị giam giữ.

114 người thiệt mạng vào Ngày Lực lượng Vũ trang hàng năm của Myanmar, kỷ niệm ngày bắt đầu cuộc kháng chiến chống lại sự chiếm đóng của Nhật Bản vào năm 1945, đưa số dân thường chết kể từ cuộc đảo chính lên hơn 440 người.

bo-truong-quoc-phong-my-va-11-nuoc-dong-loat-len-an-quan-doi-myanmar2.jpg
Các thành viên trong gia đình khóc vì một người đàn ông bị bắn chết trong cuộc đàn áp cuộc biểu tình chống đảo chính ở Yangon, Myanmar ngày 27.3 - ảnh: Reuters

Các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ và châu Âu trong tuần này đã làm tăng áp lực từ bên ngoài lên chính quyền quân sự Myanmar. Thế nhưng, các tướng lĩnh của Myanmar đã được hưởng một số hỗ trợ từ Nga và Trung Quốc, cả hai đều là thành viên có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an để có thể ngăn chặn bất kỳ hành động tiềm tàng nào của Liên Hợp Quốc.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga - Alexander Fomin đã tham dự cuộc duyệt binh ở Thủ đô Naypyitaw, Myanmar hôm 27.3, gặp gỡ Thống tướng Min Aung Hlaing và các nhà lãnh đạo quân đội cấp cao nước này một ngày trước đó.

Các nhà ngoại giao cho biết 8 quốc gia đã cử đại diện tham dự cuộc diễu hành Ngày Lực lượng vũ trang, nhưng Nga là nước duy nhất cử thứ trưởng quốc phòng.

Nhà sử học Thant Myint-U viết trên Twitter kêu gọi thế giới giúp người dân Myanmar: “Ngay cả sau nhiều tuần bạo lực kinh hoàng, việc giết hại dân thường hôm nay vẫn gây sốc cả về bản chất và quy mô, lại có trẻ em nằm trong số những người thiệt mạng và xứng đáng được thế giới quan tâm, giúp đỡ”.

Các phe phái vũ trang dân tộc của Myanmar tuyên bố sẽ không đứng nhìn mà không làm gì nếu quân đội tiếp tục giết người biểu tình. Thủ lĩnh của một trong những nhóm vũ trang chính tuyên bố điều này.

it-nhat-50-nguoi-myanmar-chet-trong-ngay-luc-luong-vu-trang2.jpg
Tướng Yawd Serk tuyên bố RCSS sẽ không đứng nhìn quân đội Myanmar giết dân mà không làm gì

Ngày Lực lượng vũ trang Myanmar không phải là ngày của lực lượng vũ trang, nó giống như ngày họ giết người”, Tướng Yawd Serk, Chủ tịch Hội đồng khôi phục quân đội bang Shan/Shan – South (RCSS), nói với Reuters.

Không phải để bảo vệ nền dân chủ, đó là cách họ làm tổn hại đến nền dân chủ… Nếu họ tiếp tục bắn vào những người biểu tình và bắt nạt người dân, tôi nghĩ rằng tất cả các nhóm sắc tộc sẽ không chỉ đứng nhìn mà không làm gì cả”, Tướng Yawd Serk nói thêm.

Liên minh Quốc gia Karen, một trong hai chục nhóm vũ trang dân tộc Myanmar, cho biết đã tấn công một đồn quân sự gần biên giới Thái Lan, giết chết 10 người, bao gồm cả một trung tá, và mất một trong những chiến binh của mình.

Các máy bay phản lực quân sự cũng tiến hành các cuộc không kích vào một ngôi làng trên lãnh thổ do Liên minh Quốc gia Karen
kiểm soát và ít nhất hai người đã thiệt mạng.

Bài liên quan
Cuộc chiến giành giật xác người biểu tình tại Myanmar
Lực lượng an ninh của chính quyền quân sự đang cố gắng thu giữ thi thể của những người biểu tình tại Myanmar bị thiệt mạng vì trúng đạn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
43 phút trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tổng tham mưu trưởng Mỹ và 11 nước đồng loạt lên án quân đội Myanmar vì hơn 440 người biểu tình thiệt mạng