Các hình ảnh vệ tinh công bố hôm 17.2 cho thấy Trung Quốc đã phá dỡ hàng chục công trình và di chuyển phương tiện để dọn sạch toàn bộ các trại dọc theo biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya, nơi quân đội nước này và Ấn Độ đã đối đầu trực diện kể từ mùa hè năm ngoái.

Vì sao Trung Quốc dọn sạch trại quân đội, điều xe tăng khỏi điểm nóng biên giới với Ấn Độ?

Nhân Hoàng | 17/02/2021, 16:43

Các hình ảnh vệ tinh công bố hôm 17.2 cho thấy Trung Quốc đã phá dỡ hàng chục công trình và di chuyển phương tiện để dọn sạch toàn bộ các trại dọc theo biên giới đang tranh chấp trên dãy Himalaya, nơi quân đội nước này và Ấn Độ đã đối đầu trực diện kể từ mùa hè năm ngoái.

Hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân tuần trước đã công bố kế hoạch rút quân, xe tăng và các thiết bị khác khỏi bờ Pangong Tso, một hồ băng ở vùng Ladakh, nơi trở thành tâm điểm trong cuộc tranh chấp biên giới kéo dài.

Do Maxar Technologies cung cấp, hình ảnh vệ tinh của một số khu vực trên bờ phía bắc Pangong Tso cho thấy  nhiều trại quân đội  Trung Quốc (có thể được nhìn thấy ở đó vào cuối tháng 1.2021) đã bị dỡ bỏ.

trung-quoc-don-sach-trai-quan-su-dieu-xe-tang-khoi-diem-nong-bien-gioi-voi-an-do.jpg
Hình ảnh vệ tinh hôm 16.2 cho thấy Trung Quốc dọn sạch các trại quân đội, điều phương tiện khỏi điểm nóng biên giới với Ấn Độ
trung-quoc-don-sach-trai-quan-su-dieu-xe-tang-khoi-diem-nong-bien-gioi-voi-an-do3.jpg
Doanh trại quân sự của Trung Quốc vẫn dày đặc hôm 30.1

Hành động tương tự cũng đang xảy ra từ phía chúng tôi”, một quan chức Ấn Độ ở Thủ đô New Delhi, người đề nghị giấu tên, nói với Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ - Rajnath Singh nói với Quốc hội rằng cả hai bên đã đồng ý rút quân "theo từng giai đoạn, phối hợp và xác minh" xung quanh Pangong Tso, sau đó các chỉ huy quân sự sẽ thảo luận về việc chấm dứt bế tắc ở các khu vực khác của biên giới Ladakh.

Căng thẳng bắt đầu gia tăng dọc theo biên giới trên cao vào tháng 4.2020 khi Ấn Độ cáo buộc quân đội Trung Quốc xâm nhập vào phía bên của Đường kiểm soát thực tế, biên giới trên thực tế. Trung Quốc bác bỏ cáo buộc, nói rằng họ đang hoạt động trong khu vực của riêng mình.

Cuộc đối đầu đã trở nên căng thẳng vào tháng 6.2020 khi 20 binh sĩ Ấn Độ và một số lượng quân Trung Quốc không được tiết lộ đã chết trong các cuộc đụng độ tay đôi ở vùng Galwan của Ladakh - thương vong đầu tiên như vậy dọc theo biên giới dài 3.500 k trong nhiều thập kỷ qua.

Bất chấp một số vòng đàm phán ngoại giao và quân sự sau đó, Ấn Độ và Trung Quốc đã không thể đạt được một thỏa thuận cho đến tháng 2.2021, khiến giai đoạn đầu tiên đang diễn ra của cuộc rút quân trở nên quan trọng.

Điều đang xảy ra hiện nay là bất cứ nơi nào quân đội tiếp xúc trực tiếp với nhau, đặc biệt là phía bắc và phía nam của Pangong Tso, cả hai bên đã lùi lại một bước để giảm căng thẳng và mở đường cho việc giảm leo thang hơn nữa”, quan chức Ấn Độ nói.

Các video và hình ảnh do quân đội Ấn Độ công bố hồi đầu tuần cũng cho thấy phía Trung Quốc đang tháo dỡ boongke và lều trại, đồng thời xe tăng, binh lính và phương tiện di chuyển ra ngoài như một phần của quá trình rút quân. Song, một số chuyên gia cảnh báo rằng việc rút quân hiện tại chỉ là bước đầu tiên trong quá trình có khả năng kéo dài.

Cựu cố vấn An ninh Quốc gia của Ấn Độ, Shivshankar Menon, nói với hãng tin The Wire: “Vẫn chưa có gì là gần như hoàn toàn giải phóng hoặc thỏa thuận về những gì chúng ta nên làm. Chúng ta cần nhiều hơn là chỉ đơn thuần là sự thoải mái. Chúng ta cần trở lại các vị trí như trước tháng 4 năm ngoái”.

Bài liên quan
Ấn Độ và Trung Quốc lên tiếng sau vụ xung đột tại biên giới
Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc có cuộc "đối đầu nhỏ" vào tuần trước tại một đoạn biên giới tranh chấp ở phía đông dãy Himalaya.

(1) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Trung Quốc dọn sạch trại quân đội, điều xe tăng khỏi điểm nóng biên giới với Ấn Độ?