Hôm 16.2, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore - Vivian Balakrishnan nói về "những diễn biến đáng báo động" ở Myanmar nhưng cho biết không ủng hộ các biện pháp trừng phạt rộng rãi với nước này để đáp trả cuộc đảo chính vì có thể làm tổn thương các công dân bình thường.

Vì sao Singapore phản đối Mỹ trừng phạt Myanmar sau cuộc đảo chính của quân đội?

Nhân Hoàng | 16/02/2021, 22:25

Hôm 16.2, Bộ trưởng Ngoại giao Singapore - Vivian Balakrishnan nói về "những diễn biến đáng báo động" ở Myanmar nhưng cho biết không ủng hộ các biện pháp trừng phạt rộng rãi với nước này để đáp trả cuộc đảo chính vì có thể làm tổn thương các công dân bình thường.

Phát biểu trước Quốc hội, Vivian Balakrishnan cho biết ông hy vọng những người bị quân đội Myanmar bắt giữ, bao gồm cả nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi và Tổng thống Win Myint, có thể được thả để đàm phán với hội đồng quân sự cầm quyền.

Vivian Balakrishnan nói Singapore lo ngại về các vụ đụng độ bạo lực tại các cuộc biểu tình, bắt giữ công chức, mất internet và các đợt triển khai quân cũng như xe bọc thép trên đường phố.

Đây là những diễn biến đáng báo động. Chúng tôi kêu gọi các cơ quan chức năng hết sức kiềm chế. Chúng tôi hy vọng họ sẽ thực hiện các bước khẩn cấp để giảm leo thang tình hình. Không nên sử dụng bạo lực với dân thường không có vũ khí và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có một giải pháp hòa bình”, Vivian Balakrishnan chia sẻ.

Vivian Balakrishnan cho biết đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi đã giành được chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử vào tháng 11.2020 và cuộc đảo chính là "một bước thụt lùi lớn" với nền kinh tế Myanmar, đồng thời nói thêm rằng các doanh nghiệp Singapore có thể đánh giá lại hồ sơ rủi ro và mức độ tiếp xúc với nước này.

Singapore là nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Myanmar những năm gần đây, theo báo cáo của cả hai chính phủ. Một số công ty Singapore ở thành phố - bang Myanmar đã bị các nhà hoạt động nhắm mục tiêu vì liên kết với các công ty quân sự.

Vivian Balakrishnan cho rằng việc áp đặt các biện pháp trừng phạt rộng rãi với Myanmar sẽ gây tổn hại đến người dân nước này, nơi nghèo đói đang hoành hành.

Mỹ và Anh nằm trong số các quốc gia đã tuyên bố trừng phạt hoặc đe dọa làm việc này để đáp trả cuộc đảo chính Myanmar.

Balakrishnan nói: “Chúng ta không nên bắt tay vào các biện pháp trừng phạt bừa bãi trên diện rộng và chung chung vì những người chịu thiệt hại nhiều nhất sẽ là công dân bình thường ở Myanmar”.

Phát biểu trên của Balakrishnan về Myanmar là một trong những nhận xét toàn diện nhất từ một bộ trưởng thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tổ chức có chính sách không can thiệp vào công việc của các thành viên.

Indonesia và Malaysia đã kêu gọi một cuộc họp đặc biệt để thảo luận về tình hình ở Myanmar - thành viên ASEAN.

singapore-phan-doi-my-trung-phat-myanmar.jpg
Bộ trưởng Ngoại giao Singapore - Vivian Balakrishnan nói biện pháp trừng phạt Myanmar có thể làm tổn thương các công dân bình thường

Hôm 11.2, Mỹ áp lệnh trừng phạt với Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing cùng một số tướng lĩnh quân đội khác vì cuộc đảo chính ngày 1.2.

Bộ Tài chính Mỹ thông báo các biện pháp trừng phạt mới sẽ nhắm vào những quan chức quân sự hàng đầu Myanmar. Trước đó, Tổng thống Joe Biden cũng ký một sắc lệnh hành pháp cho phép Bộ Tài chính nhắm vào cả con cái hoặc vợ/chồng của những người bị trừng phạt.

"Bộ Tài chính xác định 10 quan chức quân sự, cả tại vị lẫn đã về hưu, chịu trách nhiệm cho cuộc đảo chính ngày 1.2 hoặc có liên quan đến chính quyền quân sự Myanmar", Bộ Tài chính Mỹ tuyên bố.

Trong danh sách trừng phạt Mỹ mới đưa ra có tên Min Aung Hlaing, cấp phó của ông là Soe Win cùng 4 thành viên khác thuộc Hội đồng Quản lý Nhà nước Myanmar.

Động thái trên sẽ ngăn các tướng lĩnh Myanmar tiếp cận hơn 1 tỉ USD trong các quỹ của chính phủ nước này tại Mỹ. Các biện pháp trừng phạt cũng tác động tới Tập đoàn Myanmar Ruby và Myanmar Imperial Jade, các doanh nghiệp do chính quyền kiểm soát.

Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen cho hay Mỹ sẵn sàng có những hành động bổ sung nếu quân đội Myanmar không thay đổi.

Hôm 16.2, quân đội Myanmar đã đảm bảo rằng họ sẽ tổ chức một cuộc bầu cử và trao quyền lực cho người chiến thắng, phủ nhận rằng việc lật đổ chính phủ được bầu là cuộc đảo chính, lên án những người biểu tình kích động bạo lực và đe dọa công chức.

Lời biện minh của quân đội về việc nắm quyền và bắt giữ nhà lãnh đạo chính phủ Aung San Suu Kyi cùng những người khác hôm 1.2 được đưa ra khi những người biểu tình lại xuống đường và một đặc phái viên của Liên Hợp Quốc cảnh báo quân đội về "hậu quả nghiêm trọng" nếu phản ứng gay gắt với các cuộc biểu tình.

Mục tiêu của chúng tôi là tổ chức một cuộc bầu cử và trao quyền lực cho bên chiến thắng”, Chuẩn tướng Zaw Min Tun, phát ngôn viên của hội đồng cầm quyền, nói trong cuộc họp báo đầu tiên của quân đội kể từ khi nắm chính quyền.

Quân đội chưa đưa ra ngày cho một cuộc bầu cử mới nhưng đã áp đặt tình trạng khẩn cấp trong 1 năm. Zaw Min Tun cho biết quân đội sẽ không nắm quyền lâu.

"Chúng tôi đảm bảo rằng cuộc bầu cử sẽ được tổ chức", Zaw Min Tun nói trong cuộc họp báo phát trực tiếp qua Facebook, một nền tảng mà quân đội từng cấm.

Khi được hỏi về việc giam giữ cố vấn nhà nước Suu Kyi và Tổng thống Myanmar - Win Myint, Zaw Min Tun cho biết quân đội sẽ tuân thủ hiến pháp.

Bài liên quan
Hàng trăm ngàn người Myanmar biểu tình, quân đội lần đầu triển khai xe bọc thép
Hôm Chủ nhật, quân đội Myanmar đã triển khai xe bọc thép trên đường phố Yangon trong bối cảnh các cuộc biểu tình không hạ nhiệt.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vì sao Singapore phản đối Mỹ trừng phạt Myanmar sau cuộc đảo chính của quân đội?