Chỉ một ngày sau khi thông báo cử phái đoàn đến 9 quốc gia tìm hiểu khả năng thúc đẩy xuất khẩu lúa mì Ấn Độ, chính phủ nước này lại bất ngờ ban hành lệnh cấm xuất khẩu. Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức.

Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì, khủng hoảng lương thực toàn cầu thêm trầm trọng

Cẩm Bình | 15/05/2022, 11:50

Chỉ một ngày sau khi thông báo cử phái đoàn đến 9 quốc gia tìm hiểu khả năng thúc đẩy xuất khẩu lúa mì Ấn Độ, chính phủ nước này lại bất ngờ ban hành lệnh cấm xuất khẩu. Lệnh cấm có hiệu lực ngay lập tức.

Mọi loại lúa mì - từ lúa mì hàm lượng protein cao cho đến lúa mì thông thường - đều bị chuyển từ tự do xuất khẩu sang cấm xuất khẩu. Chỉ có 2 trường hợp hưởng ngoại lệ: lô hàng xuất khẩu dưới sự cho phép từ chính phủ Ấn theo yêu cầu từ chính phủ khác để giải quyết nhu cầu an ninh lương thực và lô hàng có thư tín dụng được phát hành trước lúc chính phủ Ấn ban hành lệnh cấm.

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì bất ngờ được ban hành trong bối cảnh lạm phát giá tiêu dùng hàng năm của Ấn Độ đã lên đến đến 7,79% trong tháng 4 (cao nhất gần 8 năm qua) và lạm phát thực phẩm bán lẻ lên đến 8,33%.

Ngoài mục tiêu kiểm soát lạm phát, lệnh cấm xuất khẩu còn được thúc đẩy bởi hoạt động thu mua lúa mì thấp đáng kể của các cơ quan chính phủ: đến nay họ mới thu mua 18 triệu tấn – thấp nhất trong 15 năm qua.

india.jpg
Ấn Độ bất ngờ cấm xuất khẩu lúa mì - Ảnh: Money Control

Bộ trưởng Thương mại Ấn Độ B.V.R Subrahmanyam bảo vệ quyết định cấm xuất khẩu. Ông khẳng định chính phủ ưu tiên đảm bảo nguồn cung lương thực trong nước.

Trong năm tài khóa kết thúc vào ngày 31.3.2022, xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ đạt mức cao nhất cao nhất từ trước đến nay: 7,22 triệu tấn với tổng trị giá 2,05 tỷ USD.

Vào giữa tháng 2, Bộ Nông nghiệp Ấn Độ ước tính sản lượng vụ lúa mì 2021 - 2022 (bán ra thị trường trong năm 2022 - 2023) ở mức kỷ lục 111.32 triệu tấn. Như vậy lượng xuất khẩu năm tài khóa này có thể ở mức 10 - 15 triệu tấn. Ngày 15.4, Bộ trưởng Thương mại - Công nghiệp Ấn Độ Piyush Goya còn tuyên bố nông dân nước này đã đảm bảo kho dự trữ đầy ắp và sẵn sàng phục vụ thế giới.

Nhưng loạt dự báo trên đã không tính đến đợt nắng nóng tàn phá mùa màng từ giữa tháng 3. Nhiệt độ cao kỷ lục ảnh hưởng đến quá trình lúa mì chín: thúc đẩy chín sớm nhưng hạt lúa nhỏ hơn.

Báo cáo từ nhiều vùng cho thấy sản lượng lúa mì giảm 15 - 20% so với năm ngoái. Tờ Sunday Express tiết lộ mức sản lượng vụ lúa mì 2021 - 2022 mà giới chức Ấn Độ ước tính lại chỉ có 98 tỉ tấn.

Nhà kinh tế Ashok Gulati đánh giá: “Lệnh cấm xuất khẩu là động thái chống lại nông dân. Nếu chính phủ lo lắng về lạm phát, họ có thể sàng lọc dần xuất khẩu thay vì dùng một lệnh cấm thiếu suy nghĩ. Ta có thể áp giá xuất khẩu tối thiểu”.

Dù là quốc gia sản xuất lúa mì lớn thứ 2 thế giới nhưng Ấn Độ lại chỉ xuất khẩu một lượng nhỏ mặt hàng này. Trước lúc ban hành lệnh cấm, họ đang tìm cách tận dụng sự gián đoạn nguồn cung gây ra bởi cuộc chiến tại Ukraine để tìm kiếm thị trường mới ở châu Á, châu Âu, châu Phi.

Nhưng đợt nắng nóng kỷ lục đẩy Ấn Độ vào thế khó. Cường quốc Nam Á vốn cần đến khoảng 25 triệu tấn lúa mì cho chương trình phúc lợi lương thực cung cấp cho hơn 80 triệu dân.

Giá lương thực toàn cầu đã tăng phi mã kể từ khi cuộc chiến tại Ukraine nổ ra. Nga và Ukraine là hai quốc gia xuất khẩu nhiều loại nông sản hàng đầu thế giới, trong đó có lúa mì. 

Bài liên quan
Foxconn bỏ tiêu chí hôn nhân, giới tính trong tuyển dụng công nhân ở Ấn Độ
Theo Reuters, Foxconn - nhà cung cấp hàng đầu của Apple - đã bỏ tiêu chí về độ tuổi, giới tính, hôn nhân, thậm chí cả tên của tập đoàn Đài Loan này ra khỏi tin tuyển dụng công nhân lắp ráp iPhone tại Ấn Độ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
13 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì, khủng hoảng lương thực toàn cầu thêm trầm trọng