AstraZeneca hôm 28.6 cho biết thực hiện đúng lịch trình để đáp ứng các cam kết cung cấp vắc xin COVID-19 ở Đông Nam Á, sau một số chậm trễ ban đầu trong việc sản xuất và giao hàng ở khu vực.

AstraZeneca giao vắc xin cho các nước ĐNÁ đầu tháng 7, tập đoàn Hàn sản xuất Sputnik Light tiêm 1 mũi

Nhân Hoàng | 28/06/2021, 18:25

AstraZeneca hôm 28.6 cho biết thực hiện đúng lịch trình để đáp ứng các cam kết cung cấp vắc xin COVID-19 ở Đông Nam Á, sau một số chậm trễ ban đầu trong việc sản xuất và giao hàng ở khu vực.

Hãng dược AstraZeneca (Anh – Thụy Điển) cho biết Thái Lan, quốc gia đang sản xuất vắc xin trong nước, sẽ nhận được hạn ngạch 6 triệu liều đã thỏa thuận trong tháng 6 này, trong khi xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á khác sẽ bắt đầu vào đầu tháng 7.

Tuyên bố AstraZeneca Thái Lan cho biết đối tác Siam Bioscience, công ty thuộc sở hữu của Quốc vương Thái Lan - Maha Vajiralongkorn, sẽ sản xuất 180 triệu liều trong năm nay, chỉ hơn 1/3 cho Thái Lan và 2/3 cho các nơi khác ở Đông Nam Á.

AstraZeneca Thái Lan không cung cấp chi tiết về tình trạng và số lượng của các đơn đặt hàng vắc xin COVID-19 cho các quốc gia khác.

AstraZeneca và Siam Bioscience đã không trả lời ngay lập tức khi được đề nghị bình luận.

Được biết, AstraZeneca cam kết cung cấp khoảng 30 triệu liều vắc xin cho Việt Nam từ nay đến cuối năm.

Việc tiêm chủng hàng loạt ở Thái Lan chủ yếu dựa vào vắc xin AstraZeneca và nước này gặp phải sự chậm trễ trong sản xuất ban đầu cũng ảnh hưởng đến Malaysia, Philippines, Đài Loan.

tap-doan-han-san-xuat-spunik-light-tiem-1-mui-duy-nhat2.jpg
Người dân nhận liều vắc xin AstraZeneca đầu tiên chống lại COVID-19 tại Trung tâm Tiêm chủng Trung ương, bên trong Nhà ga Bang Sue Grand, Thái Lan, ngày 21.6

Thái Lan đã sử dụng vắc xin của Sinovac Biotech (Trung Quốc), với 10,5 triệu liều nhận được cho đến nay và 37 triệu liều theo đơn đặt hàng.

Bộ Y tế Thái Lan hôm 28.6 cho biết hai liều vắc xin Sinovac đã được chứng minh là có hiệu quả 95% trong việc giảm các trường hợp tử vong và các triệu chứng nghiêm trọng, dựa trên nghiên cứu dữ liệu thực tế của họ. Nghiên cứu cho thấy hiệu quả từ 71% đến 91% trong việc giảm lây nhiễm với biến thể Alpha (lần đầu tiên xuất hiện ở Anh), đã được phát hiện trong 80% ca COVID-19 ở Thái Lan kể từ tháng 4.

Tuy nhiên, Bộ Y tế Thái Lan cảnh báo rằng các ca nhiễm biến thể Delta (lần đầu tiên được xác định ở Ấn Độ) đã tăng đáng kể trong tuần qua, tăng 30% ở tâm chấn bùng phát ở thủ đô Bangkok.

Hiện Thái Lan ghi nhận tổng cộng 249.853 ca mắc COVID-19 với 1.934 người chết và 202.271 trường hợp phục hồi.

Trong 24 giờ qua, Thái Lan có thêm 5.406 ca mắc COVID-19 và 22 người chết.

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), việc tăng khoảng cách giữa liều thứ nhất và liều thứ hai của vắc xin AstraZeneca lên đến 45 tuần vẫn có thể giúp gia tăng phản ứng miễn dịch, không gây suy giảm khả năng miễn dịch.

Đại học Oxford tham gia nghiên cứu phát triển vắc xin COVID-19 với AstraZeneca.

Các nghiên cứu trước đó cho thấy vắc xin hiệu quả hơn khi liều thứ hai được tiêm cách liều thứ nhất 12 tuần, thay vì 4 tuần như tiêu chuẩn.

Nghiên cứu mới được thực hiện trong bối cảnh nhiều nước đang thiếu nguồn cung vắc xin và có thể phải chờ thêm nhiều tuần mới có liều thứ hai.

Ngoài ra, nghiên cứu mới cũng cho thấy việc tiêm thêm liều thứ ba, 6 tháng sau mũi thứ hai cũng giúp gia tăng đáng kể lượng kháng thể và giúp đẩy mạnh phản ứng miễn dịch.

Tập đoàn Hàn Quốc sản xuất vắc xin Sputnik Light tiêm 1 mũi của Nga

Hôm 28.6, Huons Global (Hàn Quốc) cho biết có kế hoạch bắt đầu sản xuất vắc xin Sputnik Light tiêm một mũi từ đầu tháng 9.2021.

Theo Huons Global, kế hoạch này được thực hiện theo yêu cầu của Quỹ Đầu tư Trực tiếp Nga (RDIF), nơi tiếp thị vắc xin và việc sản xuất sẽ diễn ra cùng Sputnik V mà tập đoàn cũng dự định sản xuất cho quỹ tài sản có chủ quyền.

tap-doan-han-san-xuat-spunik-light-tiem-1-mui-duy-nhat.jpg
Vắc xin Sputnik Light chỉ cần tiêm 1 mũi giống Johnson & Johnson

Tháng 4.2021, Huons Global cho biết sẽ sản xuất 100 triệu liều vắc xin Sputnik V mỗi tháng để xuất khẩu, khi Nga tìm cách tăng sản lượng trên toàn cầu để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Huons Global thông báo sẽ bắt đầu sản xuất các lô mẫu của cả vắc xin Sputnik V và Light vào tháng 8.2021, sẽ đáp ứng linh hoạt nhu cầu từ RDIF.

Theo Huons Global, tập đoàn này đang tăng cường năng lực và đặt mục tiêu sản xuất 30 triệu liều vào cuối năm nay.

RDIF có một thỏa thuận sản xuất riêng với GL Rapha (công ty Sinh học Hàn Quốc) để sản xuất hơn 150 triệu liều vắc xin mỗi năm.

Đến nay Hàn Quốc đã phê duyệt 4 loại vắc xin gồm AstraZeneca, Pfizer, Johnson & Johnson và Moderna nhưng vẫn chưa bắt đầu xem xét Sputnik V hoặc Sputnik Light để cấp phép.

Hàn Quốc hiện ghi nhận tổng cộng 155.572 ca mắc COVID-19 với 2.015 người chết và 146.675 trường hợp phục hồi. Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc có thêm 501 ca mắc COVID-19 và 2 người chết.

Bài liên quan
Đã tiêm đủ 2 liều vắc xin Sputnik V dù mắc COVID-19 cũng không lây cho người khác
Những người được tiêm đủ hai liều Sputnik V không lây lan coronavirus ngay cả khi nhiễm bệnh.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
7 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
AstraZeneca giao vắc xin cho các nước ĐNÁ đầu tháng 7, tập đoàn Hàn sản xuất Sputnik Light tiêm 1 mũi